Bán hàng trên Shopee đang là một thị trường sôi nổi trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay. Đã có không ít nhà kinh doanh khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh này. Sau khi tìm hiểu và tổng hợp, Salework sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm bán hàng hiệu quả từ khi bắt đầu mở cửa hàng trên Shopee qua bài viết dưới đây.
Để bắt đầu bán hàng trên Shopee, người bán cần chuẩn bị những gì?
Bán hàng trên Shopee cũng giống như bạn mở một cửa hàng offline, chỉ khác biệt là bạn sử dụng nền tảng công nghệ để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng và tiếp cận đến khách hàng dễ dàng hơn. Để có được những kết quả như vậy, không đơn giản là một sớm hai hôm hay chỉ cần tạo cửa hàng, đăng sản phẩm là được. Mà phía sau đó là một câu chuyện bán hàng, một hành trình chinh chiến có chiến lược cùng hệ thống quản lý hiệu quả của họ.
Do đó, để kinh doanh thì những điều cơ bản bạn cần chuẩn bị sau đây:
- Xác định mặt hàng kinh doanh, nguồn nhập hàng từ đâu uy tín & chất lượng
- Tìm hiểu về thị trường kinh doanh online hiện nay, nhu cầu của khách hàng cho mặt hàng bạn lựa chọn để xác định chiến lược kinh doanh trên Shopee hiệu quả.
- Chịu được áp lực từ phía nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như tính cách, sở thích của từng khách hàng (Khách bom hàng, khách hàng khó tính,….)
- Biết phân tích các con số để đưa ra hướng đi, chiến lược kinh doanh phù hợp
- Am hiểu một chút về công nghệ: cách sử dụng các kênh bán hàng của Shopee, sử dụng các tính năng hỗ trợ bán hàng như Shopee Live, tạo mã khuyến mãi…
- Mở rộng, học hỏi thêm về kiến thức marketing online
- Kinh nghiệm chăm sóc khách hàng, xử lý các vấn đề về giao vận, hàng bị lỗi…
Theo như chia sẻ của nhiều nhà bán hàng trên Shopee, nhiều lần họ muốn từ bỏ sự nghiệp kinh doanh vì bị thiếu đi những yếu tố cơ bản trên, không chịu được sức ép của thị trường. Đặc biệt là vấn đề kinh doanh mãi vẫn không ra đơn, một tháng chỉ có vài đơn hoặc có khi chẳng có đơn nào.
Nhiều khi còn đối mặt với việc khách không nhận hàng, khách trả hàng nên việc kinh doanh trở nên áp lực rất nhiều. Vậy nên, bán hàng trên Shopee không hề dễ dàng như nhiều người nói, đăng bán sản phẩm thì dễ nhưng ra đơn là cả một quá trình.
>>Xem thêm: Hướng dẫn học chạy quảng cáo Shopee từ A đến Z
Những kinh nghiệm bán hàng trên Shopee không nên bỏ qua
Để gia tăng được doanh số bán hàng trên Shopee, người bán không chỉ cần tăng traffic cho gian hàng Shopee của mình. Mà cần phải tìm cách để chuyển đổi tỷ lệ khách ghé thăm thành khách mua hàng và hoàn thành đơn hàng thành công. Dưới đây là những điểm lưu ý cho nhà bán hàng trên Shopee.
1. Đầu tư phong cách, hình ảnh cho gian hàng trên Shopee
Bạn có thể thấy, gian hàng của các thương hiệu luôn có một nét chung về màu sắc, phong cách. Đó chính là điểm nhấn quan trọng để khách hành dừng chân và ở lại gian hàng của họ. Bất cứ khách hàng nào, khi shopping online trên các sàn, hình ảnh rõ nét, đẹp mắt và đa dạng là điều khiến họ Click vào sản phẩm để tìm hiểu rõ hơn về các thông tin khác.
Khi mua hàng online, khách không thể nhìn tận mắt hay chạm vào sản phẩm như đi mua ngoài cửa hàng. Do đó, họ thường tập trung vào cảm nhận có được từ những hình ảnh mà bạn trưng bày. Vậy thì các tiêu chuẩn để có hình ảnh thu hút là gì?
- Hình ảnh, banner Shopee rõ nét, ánh sáng phù hợp;
- Đa dạng mọi khía cạnh của sản phẩm. Ví dụ, bạn kinh doanh mặt hàng áo sơ mi, bạn cần cung cấp hình ảnh đa chiều cho khách hàng như họa tiết, cổ tay áo, cổ áo, phía mặt sau. Đồng thời nên chụp sát gần để khách hàng thấy được đường may của sản phẩm.
- Màu nền phù hợp với màu sản phẩm để tạo sự thu hút ngay khi vừa nhìn vào
- Đính kèm Video quay cận cảnh sản phẩm
Nếu hình ảnh khi đăng sản phẩm Shopee đã được đầu tư chuẩn hết các tiêu chí trên thì tiếp theo bạn nên đầu tư cho phong cách gian hàng của mình. Bởi có nhiều khách hàng, sau khi thấy sản phẩm bạn có vẻ ổn thì họ muốn mở rộng trải nghiệm hơn bằng cách ghé gian hàng chính của bạn. Do đó, quyết định ra đơn hàng cao hơn nếu gian hàng tổng của bạn khiến họ tin tưởng và yêu thích.
2. Tận dụng tối ưu chương trình ưu đãi lớn của Shopee
Shopee nổi tiếng và nhận được lượng truy cập lớn là bởi các chiến dịch Marketing vô cùng hiệu quả. Bên cạnh cung cấp cho khách hàng hàng loạt ưu đãi lớn thì Shopee còn tạo cơ hội cho người bán mở rộng doanh thu, tiếp cận với khách hàng nhiều hơn dựa vào các chương trình, tính năng nổi bật.
Một số chương trình phổ biến như lắc xu Shopee, Đồng giá, Freeship, game đập kẹo Shopee… Qua những chương trình này, nếu Shop nào đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Shopee thì sẽ được tăng độ hiển thị trên sàn. Đặc biệt là chương trình Flash Sale, đây là cơ hội để tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho nhà bán hàng.
Lợi ích nhận được khi tham gia chương trình Flash Sale
- Mở rộng cơ hội bán hàng số lượng lớn sản phẩm hoặc đẩy hàng tồn kho dễ dàng, nhanh chóng
- Thu hút lượng lớn khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng
- Tăng lượt theo dõi cửa hàng, thúc đẩy hoạt động bán hàng mạnh mẽ trong tương lai
Điều kiện để tham gia Flash sale trên Shopee dành cho Shop:
- Đặt ra thời gian mong muốn để bắt đầu và kết thúc
- Chất nhận của thoả thuận đề cử theo tỷ lệ phần trăm hoặc giá chiết khấu trong phạm vi
- Lượng hàng trong kho sản phẩm đủ hàng theo đúng kho thực tế của gian hàng.
- Chờ Shopee kiểm duyệt đề xuất các sản phẩm mà bạn đăng ký liên quan đến chủ đề và nằm trong chủ đề mà Shopee đề ra cho từng đợt Flash Sale
- Những shop đạt đủ tiêu chí của sàn sẽ đủ điều kiện tham gia Flash Sale.
Ngoài ra, nếu cửa hàng của bạn có tiềm năng phát triển hơn vào những đợt Sales lớn của Shopee như 11/11 hay 12/12 thì phía bên Shopee sẽ liên hệ chủ Shop để xin deal. Do đó, bạn nên check mail để không bỏ lỡ những cơ hội được lên sàn nóng của Shopee nhé!
>>Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên ShopeeFood chi tiết A-Z
3. Lập danh sách từ khóa hot dựa vào các công cụ SEO
SEO Shopee là một kinh nghiệm bán hàng trên Shopee để đưa sản phẩm của bạn tiếp cận đến người dùng mà không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo. Đặc biệt hơn, SEO trên Shopee đơn giản hơn rất nhiều so với SEO website. Trong SEO, từ khóa là yếu tố quan trọng để đẩy sản phẩm của bạn hoạt động tốt trên công cụ tìm kiếm. Do đó, bước xác định từ khóa là rất quan trọng đấy nhé. Bạn có thể sử dụng các công cụ dưới đây để tìm kiếm từ khóa dễ dàng hơn.
- Sử dụng Google Trends: bạn có thể nắm bắt được ngay xu hướng tìm kiếm mới nhất của người dùng trên Google, ngoài ra Google trends còn gợi ý các từ khóa dài, từ khóa liên quan mà người dùng thường search và bạn có thể lập danh sách này để quảng cáo đấu thầu từ khóa Shopee
- Sử dụng Google Keyword Planner: Với Google Keyword Planner thì khó hơn và chi tiết hơn vì Google sẽ hiển thị tất cả các từ khóa mà người dùng tìm kiếm liên quan đến từ khóa ý tưởng của bạn. Bạn hãy tải danh sách về và lọc ra các từ khóa ngách cạnh tranh cao dựa theo volume tìm kiếm, mức độ cạnh tranh…
Sau khi có từ khóa rồi, bạn cần viết phần mô tả có chứa từ khóa chính, từ khóa phụ kèm với những thông tin thật chi tiết về sản phẩm để khách hàng có thể nắm bắt rõ về sản phẩm. Mô tả đầy đủ sẽ kích thích khách hàng chốt đơn nhiều hơn.
4. Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng 24/27
Khi mua hàng, khách hàng thường quan tâm lớn đến phần review về sản phẩm và dịch vụ của Shop. Do đó, khách hàng chính là đại diện cho độ uy tín thương hiệu của bạn. Dù sản phẩm của bạn có chất lượng đến đâu nhưng thái độ xử lý vấn đề, hỗ trợ khách hàng thiếu chuyên nghiệp và thiện cảm thì sẽ dẫn đến việc khách hàng có trải nghiệm ‘không tốt’ thì trước sau gì, lượng đơn của cửa hàng cũng sẽ giảm dần do tác động của những đánh giá không tốt.
Vậy nên, để tạo cho khách hàng một thiện cảm tốt, một số điều lưu ý như sau:
- Hỗ trợ chăm sóc khách hàng Shopee liên tục, trả lời câu hỏi của khách thật nhanh. Nếu để khách chờ quá lâu thì họ có thể tìm kiếm đến sản phẩm khác bởi sản phẩm trên Shopee vô cùng đa dạng. Bạn có thể cài đặt trước tin nhắn tự động để chào hỏi khách hàng.
- Tư vấn chi tiết, nhiệt tình cho khách hàng về sản phẩm của mình. Tạo sự tin tưởng cho khách hàng về sản phẩm của mình qua sự mô tả chi tiết cho khách hàng.
- Hỏi thăm, chăm sóc khách hàng thường xuyên về đơn hàng. Đặc biệt là sau khi đơn hàng thành công, bạn cũng nên hỏi khách hàng về sự hài lòng và chất lượng của sản phẩm. Từ đó, mình có thể cải thiện và không để khách lên review kém chất lượng, ảnh hưởng đến chất lượng shop. Đồng thời, gửi lời cảm ơn và nhắn nhủ khách review 5 sao nhé!
- Nếu sản phẩm lỗi, hoặc giao sai thì bạn nên hướng dẫn chi tiết cho khách hàng quy trình đổi trả. Cần có một trách nhiệm rõ ràng khi khách hàng cần hỗ trợ về vấn đề này
- Nếu shipper có chậm trễ trong việc lấy và giao hàng thì nên chủ động nhắn trước cho khách hàng để khách yên tâm hơn.
Để việc chăm sóc khách hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ, đặc biệt là với những bạn có nhiều tài khoản bán hàng, nhiều kênh thương mại điện tử khác ngoài Shopee. Giải pháp phần mềm của Salework được đánh giá là công cụ ưu việt và tối ưu hoá hàng đầu.
Với SOTA Shopee, bạn có thể linh hoạt phản hồi khách hàng một cách tốt nhất, không cần tốn thời gian chuyển đổi tài khoản, kênh bán hàng. Từ đó có thể quản lý hàng loạt và hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi.
5. Sử dụng tính năng Livestream cùng Shopee Live
Livestream là một hình thức bán hàng nổi lên mạnh mẽ trong năm vừa qua. Chỉ với một nút click, bạn có thể tiếp cận với hàng nghìn khách hàng mỗi lần livestream. Vậy nên, tận dụng tốt tính năng livestream này của Shopee, bạn sẽ nhanh chóng chốt đơn nhiều hơn trong một ngày.
Livestream ở Shopee không giống như livestream trên các trang mạng xã hội mà khách hàng có thể mua hàng ngay trong khi bạn đang livestream. Điều này sẽ giúp nhà bán hàng dễ quản lý hàng hóa, quản lý đơn hàng hơn rất nhiều.
6. Quản lý hàng tồn kho – kinh nghiệm bán hàng trên Shopee
Quản lý kho hàng là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Dù bán hàng offline hay online thì quản lý hàng tồn khó đều cần thiết và phải được thực hiện chặt chẽ. Bởi chỉ thất thoát 1 sản phẩm, hoạt động bán hàng của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Do đó, thay vì ôm quá nhiều hàng thì bạn nên tận dụng các mối quan hệ lấy hàng giá sỉ với số lượng nhỏ hoặc bán hàng theo order có thời hạn. Có như vậy, bạn mới có thể giảm thiểu rủi ro hàng tồn kho, vừa đa dạng các loại mặt hàng cho khách hàng.
Bên cạnh hoạt động quản lý hàng tồn kho, việc đóng góp sản phẩm cũng quan trọng không kém. Khách hàng sẽ tin tưởng và đặt hàng thêm lần nữa nếu sản phẩm của bạn gửi đến trong tình trạng nguyên vẹn, bảo quản cẩn thận. Vậy nên, hãy đóng gói thật kỹ lưỡng để cho khách hàng thấy được dịch vụ chu đáo của bạn.
Bán hàng trên Shopee không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, nhưng nếu bạn đầu tư hết những yếu tố trên thì sau một thời gian, cửa hàng của bạn sẽ tăng nhanh chóng đơn hàng mỗi ngày. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tăng doanh thu hơn thì bạn có thể tham khảo thêm các giải pháp bán hàng đa kênh để mở rộng thị trường, mở rộng tập khách hàng hơn.
Khi bán hàng đa kênh, điều quan trọng là sự kết nối giữa các kênh với nhau. Chẳng hạn như gian hàng trên website phải được đồng bộ và kết nối với gian hàng trên sàn thương mại điện tử. Có như vậy, bạn mới dễ dàng quản lý đơn hàng cũng như hỗ trợ khách hàng của mình.
Trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm bán hàng trên Shopee do đội ngũ Salework tổng hợp và tích luỹ. Khi hiểu và nắm được những lưu ý này, chắc chắn gian hàng của bạn sẽ tiếp cận khách hàng để mang lại doanh thu vượt trội. Cùng theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích hơn nữa.