Bán hàng trên Shopee nên bắt đầu từ đâu, bán hàng như thế nào để đạt được doanh số cao? Những bí quyết dưới đây sẽ hướng dẫn kinh doanh trên Shopee hiệu quả, mang lại nhiều đơn hàng cho shop của bạn.

10 lưu ý bán hàng và hướng dẫn kinh doanh trên Shopee có doanh số cao

1. Lựa chọn sản phẩm và đưa ra chiến lược bán hàng

Để kinh doanh trên Shopee, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm thuộc 2 nhóm hàng sau:

Đầu tiên là những mặt hàng trong nhóm sản phẩm phổ thông. Đây là những sản phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhu cầu sử dụng lớn như quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ gia dụng, thiết bị điện tử,…Tuy nhiên, nhóm mặt hàng này có tính cạnh tranh rất cao vì có nhiều người lựa chọn kinh doanh. Vì vậy, đối với những bạn mới kinh doanh cần cân nhắc lựa chọn sản phẩm và đưa ra mức giá phù hợp.

Ngoài ra, các sản phẩm ngách cũng ngày một được nhà bán hàng chú ý và lựa chọn. Những sản phẩm này ít phổ biến hơn, không nhiều người bán sẽ giảm áp lực cạnh tranh. Đây là sản phẩm chỉ nhắm đến một tệp khách hàng nhất định. Ví dụ, bạn có thể kinh doanh quần áo bigsize, thức ăn cho thú cưng, đồ làm bánh gato, ngũ cốc ăn kiêng,…

Với loại hàng này, bạn không cần nhập hàng với số lượng lớn, không lo hàng bị tồn nhiều và nhập hàng với số vốn phù hợp. Tuy nhiên, để kinh doanh những mặt hàng này trên Shopee bạn cần hiểu rõ về đặc tính sản phẩm cũng như hướng đến đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng.

>> Xem thêm: Nên bán gì trên Shopee: Gợi ý 5 mặt hàng dễ kinh doanh

2. Ảnh sản phẩm phải đẹp, bắt mắt nếu muốn kinh doanh trên Shopee

Một bức ảnh đẹp dễ dàng thu hút khách hàng là cách quảng cáo hiệu quả nhất. Dù bạn có xây dựng chiến dịch quảng cáo hay tới cỡ nào mà không đầu tư hình ảnh sản phẩm thì cũng không gây ấn tượng với người mua. Đặc biệt, với các sản phẩm thời trang, bạn có thể thuê người mẫu và thợ chụp chuyên nghiệp có những bức ảnh đẹp nhất. Chắc chắn khách hàng sẽ bị hấp dẫn và tìm đến sản phẩm của bạn.

Để tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu và khiến gian hàng của bạn được đồng bộ, nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh, bạn nên thiết kế khung Shopee, banner Shopee riêng. Từ đó giúp người dùng ấn tượng và hấp dẫn giúp thúc đẩy nhu cầu mua hàng, tăng tỷ lệ bán hàng cho bạn.

3. Mô tả sản phẩm chi tiết và hấp dẫn

Nếu chúng ta có ảnh đẹp rồi thì đừng quên rằng hãy tận dụng văn hay chữ tốt để mô tả và đặt tên sản phẩm chuẩn SEO sao cho thật ngắn gọn súc tích nhưng vẫn đầy đủ những thông tin cần thiết như nguồn gốc, chất liệu, size số, màu sắc, giá thành, tình trạng còn (còn bao nhiêu) hay hết,…

Mô tả sản phẩm chi tiết và hấp dẫn

Mô tả sản phẩm chi tiết và hấp dẫn

4. Mức giá hợp lý khách sẽ có xu hướng mua nhiều hơn

Khách hàng click vào link sản phẩm của bạn. Khi đọc mô tả của sản phẩm, điều đầu tiên  họ sẽ chú ý trước nhất là thông tin giá thành. Ai cũng muốn mua được sản phẩm tốt với mức giá hợp với túi tiền  đúng không nào! .Để đưa ra được một mức giá chính xác  phù hợp với khách hàng bạn nên thử tham khảo các shop khác và suy nghĩ xem có thể hạ giá thấp hơn hay bằng giá của họ không. Đây là một phương pháp bán hàng hiệu quả trên Shopee mà ít người chú ý đến.

Nếu như bạn không thể cạnh tranh về giá thì bạn có thể dùng chiến lược tạo sự khác biệt. Ví dụ cùng một sản phẩm phân khúc là thức ăn cho mèo. Đối thủ bán với giá 350k, còn bạn bán với giá 390k nhưng được tặng kèm đồ cạo lông. Chắc chắn sẽ có rất nhiều khách hàng sẽ lựa chọn mua hàng của bạn. Đây cũng là hướng dẫn kinh doanh trên Shopee mà những đơn vị thành công tiết lộ chia sẻ.

5. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo nhiệt tình

Là một người bán hàng ,chúng ta phải coi khách hàng là “thượng đế”. Thái độ nói chuyện hay nhắn tin với khách phải niềm nở, thân thiện,lễ phép, có trách nhiệm. Có thể là hỗ trợ ship hàng, liên tục có các voucher giảm giá hay hoàn tiền, chăm sóc lắng nghe, giải đáp cho  khách qua tính năng chat của app lẫn điện thoại,…

Khi khách có thắc mắc phải giải quyết nhanh chóng nhất, hợp tình hợp lý. Chăm sóc khách hàng Shopee nhiệt tình là một trong những bí quyết quan trọng để giữ chân khác hàng.

6. Kích cầu doanh số bằng khuyến mại hấp dẫn

Nếu khi  mua hàng mà được khuyến mại, giảm giá hay tặng quà dù chỉ là nhỏ thì khách nào dù khó tính tới đâu cũng đều có xu hướng vui vẻ mà mua sản phẩm. Nên chúng ta cần thực hiện nhiều chương trình đan xen  nhau.

Tuy nhiên, đó chỉ là một hình thức để chiêu  dụ khách hàng trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy chúng ta không nên lạm dụng quá vào nó. Thay vào đó chúng ta nên tập trung vào cải thiện sản phẩm và thái độ phục vụ để khách hàng hướng tới nhiều hơn.

khuyến mại hấp dẫn

Tạo những khuyến mại hấp dẫn kích thích người mua.

>> Xem thêm: Flash sale shopee là gì? Kinh nghiệm sử dụng flash sale hiệu quả

7. Hướng dẫn kinh doanh trên Shopee nhờ xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là làm sao để cho nhiều người biết tới trang bán hàng của bạn. Người ta có rất nhiều cách để xây dựng một thương hiệu tốt. Có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội thuê các KOL review sản phẩm để mọi người biết đến gian hàng của mình nhiều hơn.

8. Lưu mã vận đơn và các chứng từ vận chuyển khác

Khi gửi hàng cho khách, bạn nên lưu lại tất cả các hoá đơn vận chuyển. Trong trường hợp bị mất hàng khi vận chuyển hoặc một số khách hàng quên không xác đã nhận được hàng, bạn có thể sử dụng hoá đơn đã lưu để giải quyết khiếu nại. Đồng thời, bạn có thể kiểm tra tiến độ giao hàng nhờ check mã vận đơn.

Lưu mã vận đơn và các chứng từ vận chuyển khác

Lưu mã vận đơn và các chứng từ vận chuyển khác – hướng dẫn kinh doanh trên Shopee

>> Tham khảo: Thời gian giao hàng Shopee là bao lâu? Xử lý đơn giao chậm?

9. Liên tục cập nhật sản phẩm mới

Một trong những hướng dẫn kinh doanh trên Shopee mà bạn nhất định không cần nắm rõ là cần liên tục đổi mới và cập nhật sản phẩm. Bạn nên thường xuyên bổ sung vào gian hàng của mình đa dạng sản phẩm. Cụ thể như: đa dạng mẫu mã, những sản phẩm hottrend để đáp ứng xu hướng của khách hàng. Đây là cách thu hút nhiều khách hàng tiếp cận với shop của bạn hơn.

10. Quản lý số lượng hàng tồn kho

Đây là việc làm quan trọng khi kinh doanh trên Shopee. Việc quản lý hàng tồn kho chặt chẽ giúp bạn tránh được những thất thoát không đáng có. Nhiều sản phẩm tồn kho quá lâu có thể bị hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại không nhỏ, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, mỗi shop cần tính toán nhập hàng với số lượng phù hợp để giảm thiểu rủi ro tồn kho.

Trên đây là những chia sẻ của Salework về kinh nghiệm và hướng dẫn kinh doanh trên Shopee. Hy vọng với những hướng dẫn kinh doanh trên Shopee này có thể giúp bạn áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả và mang lại nhiều đơn hàng giá trị.

Bài viết liên quan:

4.8/5 - (5 bình chọn)

Salework – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất

Được tin dùng bởi hơn 30.000+ doanh nghiệp và nhà bán hàng trên sàn TMĐT

Dùng thử miễn phí
Lý do và cách xử lý tài khoản Shopee bị khoá mới nhất 2022Lý do và cách xử lý tài khoản Shopee bị khoá mới nhất 2023
Bật mí cách bán hàng trên Shopee không cần vốn hiệu quả caoCách bán hàng trên Shopee không cần vốn dễ sinh lời

Để lại bình luận về bài viết

Bài viết liên quan

Salework on Youtube
SALEWORK – NỀN TẢNG CHO MỌI NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE
Stories & Articles

Tại Salework, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để mang để những sản phẩm hữu ích nhất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng và lấy sự phục vụ bạn làm niềm vinh hạnh.

CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT