Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều sàn thương mại điện tử đang cùng hoạt động khiến cho người bán gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa. Vậy nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào, Lazada, Shopee, Sendo hay Tiki? Cùng Salework tìm hiểu ngay nhé.

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử được xem là hình kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả được rất nhiều các công ty, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hay các nhà bán hàng lựa chọn. Nhất là khi xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng tăng cao.

Tại sao nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử?

So với hình thức bán hàng truyền thống, bán hàng trên sàn thương mại điện tử mang đến rất nhiều lợi ích cho người bán như:

  • Nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng.
  • Được hỗ trợ hướng dẫn bán hàng, vận hành gian hàng hiệu quả
  • Được hỗ trợ giải quyết khiếu nại và chăm sóc khách hàng chu đáo
  • Có cơ hội tham gia nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi kích cầu mua hàng được tổ chức bởi các sàn
  • Tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng, thuê nhân lực và cả chi phí Marketing, quảng cáo.

Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?Tiktok Shop, Lazada, Shopee, Sendo hay Tiki?

Ở thị trường Việt Nam, hiện nay có 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất, là Lazada, Shopee, Tiki và Sendo. Mỗi sàn sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy việc nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của người bán.

1. Có nên bán hàng trên Tiktok Shop không?

Tiktok Shop là "tân binh khủng long" của ngành thương mại điện tử

Tiktok Shop là “tân binh khủng long” của ngành thương mại điện tử

Ra mắt toàn cầu vào năm 2018, TikTok chỉ mất 3 năm để đạt được 1 tỷ người dùng. Theo báo cáo cuối năm 2022 của Metric, chưa đầy một năm ra mắt, TikTok Shop đã vượt qua Sendo, Tiki vươn lên vị trí thứ ba trong thị trường TMĐT và trở thành đối thủ mạnh mà các “ông lớn” phải dè chừng.

Ưu điểm:

  • TikTok có tập người dùng trẻ và ngày càng tăng nhanh. Sử dụng TikTok Shop giúp tiếp cận một lượng lớn người trẻ tiềm năng và tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng mới.
  • Người dùng tạo được vô số nội dung đa dạng. Bạn có thể sử dụng video ngắn, âm nhạc, hiệu ứng đặc biệt và các yếu tố hấp dẫn khác để thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Tỷ lệ chuyển đổi cao. Một nhà bán hàng mới trên các nền tảng khác gần như không bao giờ có chuyện bùng nổ hàng trăm đơn hàng sau 1 đêm. Với Tiktok Shop thì hoàn toàn khác, nhà bán hàng phải luôn chuẩn bị tâm thế đón nhận sự bùng nổ đơn chỉ sau một đêm nếu video của shop được lên xu hướng.
  • Hỗ trợ tạo dựng thương hiệu cho người bán hàng. Doanh nghiệp có thể tạo dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo, tương tác với khách hàng và xây dựng một cộng đồng người hâm mộ trung thành.
  • Tiềm năng tăng viral. Nếu bạn có nội dung quảng cáo hấp dẫn, có thể thu hút sự chú ý của người dùng TikTok và lan truyền rộng rãi, tạo ra hiệu ứng viral và tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.

Nhược điểm:

  • Chuyển đổi không xuất phát từ nhu cầu. Tại Tiktok Shop, nhu cầu của người xem được hình thành hoặc được đánh thức từ cảm xúc khi xem video. Việc ra quyết định mua hàng cũng phần lớn do cảm xúc mà video đó mang lại vào đúng thời điểm đó. Như vậy chuyển đổi phụ thuộc vào cảm xúc, mà cảm xúc thì thường khó kiểm soát và khó dự đoán.
  • Phụ thuộc vào thuật toán TikTok. Điều này có thể là một vấn đề nếu thuật toán thay đổi hoặc không đưa ra kết quả như mong đợi, ảnh hưởng đến việc tiếp cận và tương tác của khách hàng.

2. Shopee

Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào

Shopee lại là sàn thương mại điện tử phát triển ngoạn mục nhất hiện nay

Mặc dù mới chỉ gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2016, nhưng Shopee lại là sàn thương mại điện tử phát triển ngoạn mục nhất hiện nay với số lượng người dùng khổng lồ. Và đây cũng là sàn bạn không nên bỏ qua nếu đang chưa biết nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào.

Ưu điểm:

  • Tiềm năng tiếp cận khách hàng cực lớn. Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn và phổ biến nhất tại khu vực Đông Nam Á. Với hàng triệu người dùng, Shopee cung cấp tiếp cận đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng, giúp tăng cơ hội bán hàng và mở rộng thị trường.
  • Đăng ký tham gia bán hàng dễ dàng, miễn phí. Nhà bán hàng hoàn toàn có thể tự đăng ký tham gia người bán mà không cần liên quan đến bên thứ 3 nào, và không mất bất kỳ khoản phí nào. Điều này giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho người bán.
  • Nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn. Người bán có thể tiếp cận được nhiều khách hàng cũng như tăng lượt mua hàng nhờ nhiều ưu đãi bất ngờ.
  • Quy trình bán hàng và quản lý gian hàng đơn giản. Các thao tác trên Shopee rất dễ sử dụng giúp người báng hàng tối ưu hoá quy trình.

Nhược điểm:

  • Mức độ cạnh tranh cao do số lượng người bán khá đông. Không thể phủ nhận rằng hiện tại Shopee có người bán vô cùng đông đảo, nhưng cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều sự cạnh tranh hơn.
  • Chính sách kiểm soát hàng hóa chưa nghiêm ngặt nên còn tồn tại hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Điều này dẫn đến chất lượng mặt hàng đến tay người tiêu dùng không được đảm bảo.
  • Phí vận chuyển cao với các đơn hàng không được hỗ trợ phí ship.

3. Lazada

Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào

Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử bạn có thể cân nhắc nếu đang thắc mắc nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào

Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam và có thị trường hoạt động rộng khắp Đông Nam Á.

Ưu điểm:

  • Người bán có thể đăng ký bán hàng trên Lazada hoàn toàn miễn phí.
  • Hoạt động Marketing mạnh mẽ, thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi, khuyến mãi thúc đẩy mua sắm.
  • Cung cấp đa dạng các ngành hàng để người bán có thể lựa chọn như ngành hàng thời trang, đồ điện tử, ngành hàng tiêu dùng, mẹ và bé…
  • Có cơ hội nhận mức hoa hồng hấp dẫn. Ví dụ như 10% cho sản phẩm thời trang, 5% cho sản phẩm điện tử và 8% cho sản phẩm khác.
  • Có thể đăng bán sản phẩm với số lượng không giới hạn lên Seller Center.
  • Bảo mật thông tin nghiêm ngặt và có nhiều chính sách hỗ trợ bán hàng tốt nhất dành cho người bán.
  • Cho phép đồng bộ các sản phẩm từ website lên gian hàng trên Lazada một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp. Người bán cần cung cấp đầy đủ các thông tin, các ảnh chụp giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế… Đồng thời, phải tuân thủ theo các điều khoản hợp đồng khắt khe.
  • Người bán bị phụ thuộc nhiều vào các điều khoản, chính sách của Lazada nên khó có thể phát triển.
  • Các mức chi phí như chi phí lấy hàng, chi phí vận chuyển hay chiết khấu khá lớn.
  • Thời gian giao hàng khá lâu, thường từ 3 – 8 ngày kể từ ngày đơn hàng được đặt.

4. Sendo

Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào

Sendo là một trong số ít sàn thương mại điện tử được phát triển bởi doanh nghiệp Việt.

Sendo là một trong số ít sàn thương mại điện tử được phát triển bởi doanh nghiệp Việt. Mặc dù hơi kém nổi bật hơn so với Lazada hay Shopee, nhưng Sendo cũng sở hữu lên tới gần 80.000 gian hàng và 3.000.000 sản phẩm thuộc các ngành nổi bật như thời trang, đồ gia dụng, phụ kiện công nghệ, mẹ và bé,

Ưu điểm:

  • Là sàn thương mại điện tử có mức độ uy tín cao và có chính sách hỗ trợ, bảo mật thông tin tốt.
  • Tiềm năng phát triển mạnh mẽ mảng thời trang và phi công nghệ.
  • Cho phép đồng bộ các sản phẩm từ website lên gian hàng trên Sendo một cách nhanh chóng và quản lý gian hàng hiệu quả.
  • Cho phép khách hàng có thể dễ dàng đổi trả sản phẩm theo đúng quy định.

Nhược điểm:

  • Tham gia các chương trình marketing trên Sendo, người bán sẽ phải trả phí theo từng chương trình cụ thể. Tuy nhiên, không phải chương trình nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn.
  • Vẫn còn tồn tại hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng do cơ chế quản lý còn lỏng lẻo.
  • Vẫn còn tồn tại nhiều đơn hàng ảo và tỷ lệ hoàn hàng cũng ở mức cao, tới 20%.
  • Cơ chế hỗ trợ người mua chưa chu đáo.
  • Vấn đề giao hàng còn nhiều khó khăn cho cả người bán cũng như người mua.

5. Tiki

Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào

Tiki là sàn thương mại điện tử này được thành lập vào tháng 3/2010

Nếu không biết nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào, bạn có thể tham khảo thử Tiki. Giống như Sendo, Tiki cũng là một sàn thương mại điện tử thuần Việt. Sàn thương mại điện tử này được thành lập vào tháng 3/2010. Từ một gian hàng chỉ chuyên về bán sách ban đầu, hiện nay, Tiki đã mở rộng thêm rất nhiều ngành hàng mới như thiết bị gia đình, đồ gia dụng, đồ điện tử,…

Ưu điểm:

  • Sản phẩm được kiểm duyệt kỹ lưỡng về nguồn gốc, chất lượng trước khi đăng bán công khai.
  • Có thế mạnh phát triển về các mặt hàng sách và mức chiết khấu cho mặt hàng này có thể lên tới 30%- 35%.
  • Chính sách hỗ trợ chu đáo và bảo mật thông tin tốt
  • Chính sách giao hàng nhanh. Người mua có thể được nhận hàng sau 2 giờ kể từ thời điểm đặt.

Nhược điểm:

  • Số lượng mặt hàng chưa đa dạng.
  • Bị giới hạn lượng hàng nhập về, hàng tồn kho nhiều.

Trên đây là các thông tin chia sẻ nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào, Lazada, Shopee, Sendo hay Tiki? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp người bán có thể lựa chọn được kênh bán hàng phù hợp.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết này

Salework – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất

Được tin dùng bởi hơn 30.000+ doanh nghiệp và nhà bán hàng trên sàn TMĐT

Dùng thử miễn phí
Sưu tầm và sử dụng mã free ship Lazada như thế nào?Sưu tầm và sử dụng mã Free Ship Lazada như thế nào?
Phí cố định shopeePhí cố định shopee là gì? Cách tính phí cố định Shopee như thế nào?

Để lại bình luận về bài viết

Bài viết liên quan

Salework on Youtube
SALEWORK – NỀN TẢNG CHO MỌI NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE
Stories & Articles

Tại Salework, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để mang để những sản phẩm hữu ích nhất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng và lấy sự phục vụ bạn làm niềm vinh hạnh.

CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT