Để thành công trong kinh doanh, bạn nhất định phải hiểu rõ mô hình kinh doanh mà bạn đã, đang và sẽ tham gia. Do vậy, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh nghiêm túc và lâu dài trên Shopee. Bạn nhất định phải hiểu rõ về mô hình kinh doanh của Shopee qua những chia sẻ của đội ngũ Salework dưới đây.

Mô hình kinh doanh của Shopee là gì?

Hầu hết mọi người đều biết Shopee là một trang web cung cấp dịch vụ thương mại điện tử lớn bậc nhất tại Việt Nam hiện nay. Khi tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển của Shopee tại Việt Nam, đã không ít người bất ngờ với những số liệu choáng ngợp dưới đây:

  • Nền tảng thương mại điện tử có lượng truy cập website lớn nhất Đông Nam Á với con số 89 triệu/tháng, thậm chí tổng lượt truy cập của Lazada và Tiki cộng lại mới chỉ bằng một nửa con số của Shopee (theo iPrice, 2021).
  • Số lượng tài khoản đang hoạt động trên Shopee được tổng hợp vào năm 2022 là hơn 160 triệu tài khoản.
  • Số lượng tài khoản bán hàng đang hoạt động trên Shopee là khoảng 6 triệu tài khoản. Trong đó có hơn 7.000 thương hiệu và nhà phân phối – nhà bán lẻ trên toàn thế giới tham gia.
  • Shopee là sàn thương mại điện tử đa quốc gia đã có mặt tại 7 quốc gia thuộc khu vực Châu Á.
Tìm hiểu mô hình kinh doanh của Shopee là gì?

Tìm hiểu mô hình kinh doanh của Shopee là gì?

Mô hình kinh doanh của Shopee phát triển trên cả 3 nền tảng là C2C, B2C và B2B. Trong đó, mô hình kinh doanh của Shopee khi mới gia nhập thị trường Việt Nam (tháng 8/2016) là mô hình C2C- Consumer to Consumer. Nghĩa là Shopee chỉ là kênh trung gian giúp cá nhân và cá nhân có thể mua bán trao đổi hàng hóa với nhau.

Tính đến thời điểm này, mô hình C2C của Shopee đã phát triển rất thành công. Bằng chứng là Shopee đã tạo nên mạng lưới bán hàng xuyên quốc gia rộng lớn. Số lượng người tham gia mua – bán trên Shopee khiến bất kỳ website thương mại điện tử nào cũng mong ước có được.

Mô hình kinh doanh của Shopee phát triển trên cả 3 nền tảng là C2C, B2C và B2B

Mô hình kinh doanh của Shopee phát triển trên cả 3 nền tảng là C2C, B2C và B2B

Tuy nhiên, từ nền tảng của mô hình kinh doanh C2C, Shopee đã mở rộng thêm mô hình kinh doanh B2C của Shopee – Business to Consumer. Với mô hình kinh doanh này Shopee trở thành trung tâm kết nối giữa doanh nghiệp với người mua hàng. Mô hình kinh doanh của Shopee thể hiện rõ qua sự phát triển của Shopee Mall, được thành lập từ năm 2017.

Điểm nổi bật của Shopee Mall là Shopee cam kết tất cả các sản phẩm từ Shopee Mall đều là hàng chính hãng và được cung cấp bởi những doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam.

Ngoài ra, mô hình B2B – Business to business không phải là mô hình hoạt động chính thức được Shopee phát triển. Tuy vậy, mô hình B2B vẫn đang diễn ra trên Shopee dưới hình thức bán sỉ. Từ Shopee các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối,… có thể hợp tác cùng nhau kinh doanh hoặc tạo ra sản phẩm có giá trị cạnh tranh nhất so với thị trường.

Phân tích ưu điểm – nhược điểm mô hình kinh doanh của Shopee

Ưu điểm chiến lược kinh doanh của Shopee

Sau hơn 6 năm hoạt động tại Việt Nam, Shopee đã có những thành tựu đáng kể và đáng nể nhờ các ưu điểm sau:

  • Cách thức tham gia mô hình kinh doanh của Shopee khá dễ dàng:

Shopee tạo cơ hội kiếm tiền cho tất cả mọi người có nguồn hàng. Hơn nữa, Shopee còn cho phép bạn vừa bán hàng vừa mua hàng với 1 tài khoản, tạo nên sự tiện lợi cao cho người dùng. Chính vì ưu điểm này, Shopee đã có số lượng người dùng tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn sau khi gia nhập vào thị trường Việt Nam.

  • Shopee có danh mục hàng hóa đa dạng và phong phú:

Có thể nói Shopee là sàn thương mại điện tử có lượng hàng hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Trên Shopee, bạn có thể dễ dàng mua đồ gia dụng, đồ điện gia dụng, thiết bị điện tử, văn phòng phẩm, sách, mỹ phẩm,… Đặc biệt, Shopee đang triển khai dịch vụ hỗ trợ các shop bán đồ tươi sống, rau xanh tại Hà Nội và Tp. HCM.

Ưu điểm mô hình kinh doanh của Shopee

Ưu điểm mô hình kinh doanh của Shopee

  • Shopee có chiến lược truyền thông mạnh mẽ:

Hầu hết mọi người tham gia mua sắm trên Shopee đều được hưởng rất nhiều ưu đãi từ Flash Sale và vô vàn voucher hấp dẫn như giảm giá, freeship, hoàn xu,… T

Thêm vào đó, Shopee sẵn sàng chi tiền cực khủng dành cho các đại sứ thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn đến giới trẻ Việt Nam như Sơn tùng MTP, BLACKPINK, Bảo Anh, Hương Giang,…

  • Shopee vẫn đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tối ưu dành cho người bán:

Phí dịch vụ khi tham gia mô hình kinh doanh của Shopee hiện nay vẫn có nhiều chiết khấu hợp lý. Thêm vào đó, Shopee thường xuyên triển khai quảng cáo và phát triển nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho cả người mua và người bán. Do vậy, khi đăng ký tài khoản kênh người bán trên Shopee là bạn đã tạo cho chính mình một cơ hội kinh doanh tuyệt vời.

Nhược điểm của mô hình hoạt động trên Shopee

Nhìn chung, mô hình kinh doanh của Shopee vận hành trên mô hình win – win – win. Do vậy, mọi người tham gia Shopee đều được hưởng những quyền lợi nhất định. Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình kinh doanh của Shopee vẫn khó tránh khỏi việc tồn tại một số nhược điểm như:

Nhược điểm mô hình kinh doanh của Shopee

Nhược điểm mô hình kinh doanh của Shopee

  • Chưa có chính sách kiểm soát triệt để uy tín của người tham gia và chất lượng sản phẩm.
  • Ứng dụng của Shopee chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.
  • Vẫn có những tin quảng cáo không uy tín tồn tại trên Shopee.
  • Kênh bán hàng còn nhiều điểm thiếu sót gây khó khăn trong việc kinh doanh. Bởi vậy, khi bán hàng trên Shopee, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để phục vụ tốt hơn cho việc vận hành và kiểm soát doanh thu hiệu quả.

Salework – Phần mềm bán hàng phù hợp nhất với mô hình kinh doanh Shopee

Chủ shop muốn vận hành kinh doanh việc bán hàng suôn sẻ và thuận lợi, giải pháp bán hàng sẽ là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Salework là một trong những phần mềm bán hàng Shopee tối ưu và phù hợp nhất để kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Salework là lựa chọn số 1 của nhà bán hàng hiện đại.

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Salework là lựa chọn số 1 của nhà bán hàng hiện đại.

1. Quản lý kho hàng toàn diện

Khi sử dụng sản phẩm Salework Kho Vận, người bán có thể quản lý đơn hàng và tự động đồng bộ tồn kho đa kênh – đa sàn – đa shop chỉ trong một tài khoản duy nhất mà không cần chuyển đổi quá nhiều lần để theo dõi. Từ đó mang lại sự thuận tiện, tối ưu cũng như tiết kiệm rất nhiều thời gian vận hành.

Không những thế, điểm cộng sáng giá khác biệt vượt trội của Salework là tính năng xử lý đơn hàng trên thiết bị di động bằng QR Code. Bạn có thể kiểm tra, đối soát đơn hàng bằng cũng như quản lý chuẩn bị hàng, đóng gói, giao hàng bằng mã QR. Nhờ vậy, nhà bán hàng có thể kiểm soát công việc bất cứ lúc nào dù không trực tiếp quan sát tại kho.

>>Tham khảo: #10 phần mềm quản lý hàng tồn kho hiệu quả 2023

2. Kế toán tài chính thông minh

Salework Tài Chính được đánh giá có thể thay thế hoàn toàn chức năng của kế toán trong tương lai. Hệ thống sẽ báo cáo chi tiết phân tích doanh thu và chi phí theo sàn, theo shop và theo loại doanh thu. Dựa vào đó, khi sử dụng phần mềm kế toán của Salework, chủ cửa hàng có thể quản lý thu chi realtime cũng như báo cáo cơ cấu tài sản theo thời gian thực thể hiện sự tăng trưởng theo thời gian dễ dàng.

Bên cạnh đó, giải pháp của Salework cũng sẽ xây dựng báo cáo tài chính tự động cho nhà bán hàng trên sàn: Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok, đơn ngoài sàn,…một cách đầy đủ. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tracking công nợ trên tất cả các sàn Thương mại điện tử để kiểm soát tài chính chi tiết, tối ưu doanh số hiệu quả.

3. Tối ưu hóa quảng cáo Shopee

Hầu hết các phần mềm quản lý bán hàng hiện tại đều chỉ đáp ứng được một vài tính năng mà nhà bán hàng online mong muốn. Tuy nhiên, với Salework là một hệ sinh thái đa dạng các sản phẩm để phục vụ đắc lực cho người bán. Bạn không cần tốn quá nhiều chi phí để mua nhiều phần mềm với tính năng khác nhau. Thay vào đó, Salework sẽ giải quyết toàn bộ yêu cầu của bạn chỉ trong một nền tảng.

Chính vì lý do đó, Salework Shopee Ads sẽ là phần mềm với tính năng ấn tượng đồng bộ với các chức năng khác trong nền tảng chung. Đây là công cụ tối ưu từ khóa chuẩn SEO Shopee giúp bạn lựa chọn được từ khóa phù hợp cho sản phẩm của mình.

Ngoài ra, tính năng tự động tối ưu giá thầu cũng như kiểm soát tốt hiệu quả quảng cáo sẽ giúp chủ shop tiết kiệm ngân sách và chi phí quảng cáo mang lại lợi nhuận cao nhất. Điều này sẽ cần thiết và phù hợp cho rất nhiều bạn mới bắt đầu kinh doanh nhưng vẫn đang loay hoay trong việc tối ưu quảng cáo trên Shopee.

Bài viết trên đây Salework vừa chia sẻ cho bạn về ưu điểm và nhược điểm của mô hình kinh doanh của Shopee. Chúc các bạn có những chiến lược bán hàng thành công trên nền tảng này.

Có thể bạn quan tâm:

4.4/5 - (5 bình chọn)

Salework – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất

Được tin dùng bởi hơn 30.000+ doanh nghiệp và nhà bán hàng trên sàn TMĐT

Dùng thử miễn phí
Live trên Tiktok Shop là gì? Bật mí cách livestream trên tiktok shop hiệu quả Live trên Tiktok Shop: Cách livestream nổ đơn hiệu quả
Cách hủy đơn hàng Tiki nhanh chóng và thành công 100% Cách hủy đơn hàng Tiki nhanh chóng và thành công 100%

Để lại bình luận về bài viết

Bài viết liên quan

SALEWORK – NỀN TẢNG CHO MỌI NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE
Stories & Articles

Tại Salework, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để mang để những sản phẩm hữu ích nhất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng và lấy sự phục vụ bạn làm niềm vinh hạnh.

CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT