Bên cạnh những khách hàng mới thì việc quan tâm đến khách hàng cũ cũng là cách hiệu quả giúp nhà bán hàng gia tăng doanh số. Vậy làm thế nào để có thể tăng doanh số từ khách hàng cũ? Cùng Salework tìm hiểu ngay nhé.

Gợi ý 9 cách giúp nhà bán hàng tăng doanh số từ khách hàng cũ

1. Chăm sóc khách hàng bằng phần mềm quản lý Zalo

Zalo là nền tảng chat được đa số người bán hàng sử dụng để trao đổi và duy trì khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, Zalo cũng có một phần hạn chế trong việc tương tác kết bạn hay bảo mật thiết bị truy cập. Bởi vậy, việc sử dụng giải pháp quản lý Zalo là việc cần thiết hỗ trợ việc vận hành kinh doanh hiệu quả. Salework Zalo là công cụ quản trị nhân viên và khách hàng đầu tiên mang đến nhiều tính năng vượt trội.

Salework Zalo giải quyết hoàn toàn trở ngại trong việc quản trị nhân viên hiện nay của nhà bán hàng. Bạn có thể quản lý hiệu suất công việc của hàng trăm nhân viên chỉ trong một nền tảng duy nhất. Điều này đồng nghĩa với việc nhà bán hàng không cần phải tạo quá nhiều tài khoản Zalo cá nhân để chăm sóc khách hàng trung thành.

Phần mềm quản lý Zalo đầu tiên cho nhà bán hàng

Phần mềm quản lý Zalo đầu tiên cho nhà bán hàng – Salework Zalo.

Không những thế, việc đồng bộ Salework Zalo với những sản phẩm phần mềm quản lý bán hàng khác cũng tạo điều kiện thuận lợi để bạn triển khai việc bán hàng đa kênh dễ dàng hơn rất nhiều. Salework đã phát triển giải pháp bán hàng toàn diện trên sàn thương mại điện tử, cửa hàng truyền thống, mạng xã hội,…

Nhờ vậy, việc quản lý tập trung một khách hàng sẽ giúp người bán không cần sử dụng quá nhiều dịch vụ với nhiều tính năng gây khó kiểm soát hoạt động kinh doanh và mất thời gian chuyển đổi hệ thống. Giờ đây, việc bán hàng được đơn giản hóa nhờ việc sử dụng duy nhất một tài khoản vừa giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa thời gian.

Tham khảo: Top 5 phần mềm quản lý bán hàng Zalo hiệu quả nhất

2. Tăng doanh số từ khách hàng cũ bằng cách lắng nghe nhu cầu của họ

Việc lắng nghe khách hàng là điều vô cùng quan trọng giúp các nhà bán có thể hiểu hơn về nhu cầu của họ. Đồng thời có thể đưa ra những điều chỉnh hợp lý trong việc cải thiện dịch vụ, chăm sóc khách hàng.

Qua đó, giúp hoàn chỉnh sản phẩm, dịch vụ và gia tăng cơ hội bán hàng. Đặc biệt, với những khách hàng mới còn đang nghi ngờ hay phân vân về việc có nên mua hay sử dụng sản phẩm thì việc đưa ra phản hồi từ khách hàng cũ sẽ giúp gia tăng niềm tin một cách hiệu quả.

tăng doanh số từ khách hàng cũ

Lắng nghe khách hàng là điều vô cùng quan trọng giúp các nhà bán có thể hiểu hơn về nhu cầu của họ

3. Triển khai chương trình tri ân khách hàng

Xây dựng tệp khách hàng thân thiết bằng cách tạo thẻ thành viên để nhận được những khuyến mãi, ưu đãi trong các dịp đặc biệt cũng là một cách giúp nhà bán hàng gia tăng doanh số từ khách hàng cũ một cách hiệu quả. Bạn có thể phân thứ hạng thẻ thành viên thành các hạng như hạng thành viên, hạng bạc, vàng hay kim cương… và thiết lập đặc quyền riêng cho từng loại thẻ. Thứ hạng thẻ càng cao thì ưu đãi càng lớn.

Ví dụ giảm giá trong dịp sinh nhật, tặng quà hay tặng đồ uống miễn phí… Điều này sẽ giúp thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn một cách thường xuyên hơn để gia tăng nhanh thứ hạng thẻ. Qua đó, tạo điều kiện cho bạn gia tăng doanh thu một cách đáng kể.

4. Tặng voucher, mã giảm giá cho khách hàng cho lần sử dụng tiếp theo

Kinh doanh các sản phẩm dịch vụ phổ biến như sản phẩm thời trang, đồ ăn, đồ uống… với nhiều cửa hàng, nhiều thương hiệu khác nhau. Vậy làm sao để bạn có thể giữ chân khách hàng và gia tăng doanh số từ khách hàng cũ? Câu trả lời đó là, bạn có thể cân nhắc việc tặng voucher hay mã giảm giá cho những lần sử dụng tiếp theo.

Điều này sẽ giúp đánh thức và thôi thúc hành vi quay lại của khách hàng.Là công cụ hữu hiệu để kích thích gia tăng doanh thu từ khách hàng cũ. Tuy nhiên, bạn hãy cân nhắc việc tặng voucher, mã giảm giá với mức giảm phù hợp theo giá trị đơn hàng để tránh tình trạng kinh doanh không có lãi.

tăng doanh số từ khách hàng cũ

Bạn có thể cân nhắc việc tặng voucher cho lần sử dụng tiếp theo để giúp tăng doanh số từ khách hàng cũ

5. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp đem lại rất nhiều lợi ích cho nhà bán hàng. Và một trong số các lợi ích đó, chính là giữ chân khách hàng để họ quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ lâu dài. Hay thậm chí là giới thiệu đến người thân, bạn bè của họ – một kênh tiếp thị hoàn toàn miễn phí không chỉ giúp gia tăng doanh số, lợi nhuận mà còn tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo.

6. Tăng doanh số từ khách hàng cũ bằng cách upsell

Upsell là việc mời khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm, dịch vụ đi kèm hoặc các sản phẩm, dịch vụ mới. Ví dụ, khi kinh doanh các quán cà phê, bạn có thể mời khách hàng cũ sử dụng thêm các món bánh với mức giá ưu đãi đặc biệt.

Hoặc khi kinh doanh nhà hàng, có thể mời khách hàng dùng thêm đồ uống, món tráng miệng. Và biết đâu những sản phẩm đi kèm này lại được khách hàng yêu thích và từ đó họ sẽ gia tăng doanh số từ khách hàng cũ, giúp bạn tăng doanh thu hiệu quả.

tăng doanh số từ khách hàng cũ

Upsell là việc mời khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm, dịch vụ đi kèm hoặc các sản phẩm, dịch vụ mới

7. Tặng quà và tạo bất ngờ cho khách hàng

Hãy tạo cho khách hàng một trải nghiệm thú vị hoặc một ấn tượng không thể nào quên để tăng doanh số từ khách hàng cũ bằng cách dành tặng những món quà hay những bất ngờ thú vị trong các dịp đặc biệt, trong các sự kiện.

Hãy mời khách hàng tham gia các trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm mới miễn phí. Tuy nhiên, với hình thức này, nhà bán hàng cần hết sức lưu ý đến cảm xúc của khách hàng để tránh tạo cảm giác khó chịu.

8. Gửi những tấm thiệp có lời chúc hoặc lời tri ân được cá nhân hoá

Đôi khi việc gửi những tấm thiệp có lời chúc hoặc lời tri ân được cá nhân hoá tới từng khách hàng tưởng chừng như đơn giản lại có ý nghĩa vô cùng lớn. Điều này giúp khách hàng có thể cảm nhận tình cảm chân thành từ nhà bán hàng. Từ đó, không chỉ giúp tạo dựng thiện cảm mà còn tăng cơ hội khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

9. Xây dựng chính sách hậu mãi

Bên cạnh chính sách ưu đãi, chính sách mua hàng thì việc chú trọng đến chính sách hậu mãi cũng là cách giúp nhà bán hàng tăng doanh số từ khách hàng cũ. Chính sách hậu mãi hiểu đơn giản là việc hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ sau khi mua hàng. Chỉ cần triển khai tốt chính sách này, bạn sẽ tăng doanh số từ khách hàng cũ của mình.

tăng doanh số từ khách hàng cũ

Quan tâm chính sách hậu mãi cũng là cách giúp nhà bán hàng tăng doanh số từ khách hàng cũ

Trên đây là những chia sẻ về cách tăng doanh số từ khách hàng cũ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ bạn giúp bạn tìm ra phương hướng kinh doanh hiệu quả.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết này

Salework – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất

Được tin dùng bởi hơn 30.000+ doanh nghiệp và nhà bán hàng trên sàn TMĐT

Dùng thử miễn phí
Những phần mềm scan trên điện thoại sử dụng miễn phí tốt nhất hiện nay TOP 8 phần mềm scan trên điện thoại miễn phí tốt nhất
Top 6 app đếm ngày yêu được nhiều cặp đôi yêu thích nhất Top 6 app đếm ngày yêu được nhiều cặp đôi yêu thích nhất

Để lại bình luận về bài viết

Bài viết liên quan

SALEWORK – NỀN TẢNG CHO MỌI NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE
Stories & Articles

Tại Salework, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để mang để những sản phẩm hữu ích nhất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng và lấy sự phục vụ bạn làm niềm vinh hạnh.

CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT