Thuật ngữ C2C (Consumer-to-consumer) đề cập đến việc người bán, người mua giao dịch các mặt hàng trực tiếp với nhau thông qua các nền tảng thương mại điện tử. Để tìm hiểu thêm chi tiết C2C là gì?, bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Salework.

C2C là gì?

C2C (Consumer-to-consumer) là mô hình kinh doanh trong đó các công ty bên thứ thứ 3 tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ giữa người tiêu dùng với nhau mà không có sự tham gia của doanh nghiệp vào một trong 2 bên bán hàng.

Giải đáp C2C là gì?

Giải đáp C2C là gì?

Ngày nay hầu hết các hoạt động kinh doanh C2C được thực hiện thông qua các công ty trực tuyến. Trước khi có Internet, các giao dịch C2C chủ yếu diễn ra tại các buổi đấu giá trực tiếp, … .

Ngoài C2C còn có các mô hình kinh doanh khác như B2C (business to consumer), C2B (consumer to business) và B2B (business to business).

Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được phần nào thông tin liên quan đến mô hình kinh doanh C2C là gì. Cũng như các mô hình khác ngoài C2C. Phần tiếp theo hãy cùng Salework tìm hiểu xem các nền tảng C2C là gì nhé.

Các nền tảng C2C là gì?

Có nhiều hình thức C2C khác nhau, cung cấp cho người dùng nhiều nền tảng C2C để mua bán các mặt hàng và trao đổi thanh toán. Dưới đây là một số nền tảng C2C phổ biến hiện nay:

1. Đấu giá trực tuyến

Đấu giá trực tuyến là mô hình kinh doanh C2C cho phép người dùng tìm kiếm và đấu giá các mặt hàng mà người dùng khác muốn bán. Điều này thường diễn ra trên các trang web của bên thứ 3, trong đó người dùng có tư cách là thành viên hoặc có tài khoản profile.

Các trang web bên thứ 3 trợ giúp đặt giá thầu bằng cách cho phép người dùng thiết lập số tiền họ muốn đấu giá để trở thành người đặt giá thầu cao nhất.

2. Trang web thương mại điện tử

Các trang web thương mại điện tử như trang web bán hàng handmade hay nền tảng thương mại điện tử cho phép người dùng tạo các cửa hàng trực tuyến của riêng họ.

Nếu đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh mô hình C2C, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các trang web thương mại điện tử này để nhắm mục tiêu đến đối tượng rộng hơn hoặc đối tượng thích hợp, những người đang tìm kiếm các mặt hàng cụ thể.

Các nền tảng C2C là gì?

Các nền tảng C2C là gì?

3. Nền tảng chuyển tiền

Các nền tảng chuyển tiền là hình thức kinh doanh C2C phổ biến khác. Sở dĩ điều này là do nhiều doanh nghiệp C2C không có bộ phận bán hàng hoặc bộ phận kế toán riêng.

Theo đó các nền tảng chuyển tiền cho phép các C2C chấp nhận thanh toán từ người dùng trong môi trường được kiểm soát. Thậm chí các chủ doanh nghiệp cũng có thể theo dõi thu nhập của họ và xác định xem sản phẩm nào phổ biến nhất.

4. Các nền tảng mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, … hiện đã được bổ sung các tính năng cửa hàng trực tuyến, nơi các thành viên có thể bán các mặt hàng đã qua sử dụng hoặc quảng cáo các sản phẩm của họ.

Bên cạnh đó các nền tảng này cũng cung cấp các phương thức marketing độc đáo như thẻ hashtag # và quảng cáo được tài trợ, khuyến khích người dùng truy cập trang web của người bán.

Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh C2C là gì?

Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh C2C là gì?

Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh C2C

1. Ưu điểm của mô hình C2C là gì?

Việc “loại bỏ” các bên trung gian khỏi các giao dịch mua bán mang lại những lợi ích cụ thể cho cả người mua và người bán:

Biên lợi nhuận cao hơn và giá thấp hơn: Việc loại bỏ trung gian (người bán buôn và bán lẻ) khỏi các giao dịch giúp người bán kiếm được lợi nhuận và doanh số bán hàng cao hơn, đồng thời người mua tìm thấy giá bán thấp hơn.

– Lựa chọn hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn: Mô hình C2C lý tưởng cho những người kinh doanh đồ sưu tầm hiếm hoặc đồ cũ khó tìm thấy từ các cơ sở kinh doanh truyền thống.

– Thuận tiện cho cả 2 bên: Mô hình C2C loại bỏ nhiều rào cản ngăn cản người dùng sử dụng các mô hình kinh doanh khác.

Cụ thể như chi phí để xây dựng và phát triển một doanh nghiệp nhỏ theo mô hình truyền thống có thể quá cao đối với một số người bán.

Đối với người mua, việc tìm kiếm hàng hóa và dịch vụ có giá cả hợp lý tại các cửa hàng truyền thống có thể là cả một vấn đề. Nền tảng C2C loại bỏ những rào cản và bất tiện này.

Ưu điểm của mô hình C2C là gì?

Ưu điểm của mô hình C2C là gì?

2. Nhược điểm của mô hình C2C là gì?

Mặc dù cả người mua và người bán đều được hưởng các đặc quyền kèm theo các giao dịch bán hàng C2C, xong bên cạnh đó mô hình này vẫn tồn tại một số nhược điểm:

Ít kiểm soát về mặt chất lượng: Vì các nền tảng C2C không sản xuất và bán hàng hóa nên các nền tảng này có thể không điều chỉnh chất lượng các sản phẩm trên trang web của họ.

– Thanh toán không phải lúc nào cũng dễ dàng: Không phải tất cả các nền tảng C2C đều được tích hợp sẵn hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Do đó, việc thanh toán có thể phải thực hiện thông qua thanh toán tiền mặt hoặc nền tảng thanh toán riêng biệt, có thể tính phí chuyển khoản.

– Tỷ lệ gian lận cao: Khác với các mô hình kinh doanh truyền thống, các nền tảng C2C không có các quy định nghiêm ngặt, do đó vẫn có các trường hợp lừa đảo.

Người mua nên cảnh giác với những người bán yêu cầu các phương thức thanh toán phi truyền thống.

Một số mô hình kinh doanh C2C điển hình

Một số mô hình kinh doanh C2C điển hình

4. Một số mô hình kinh doanh C2C điển hình

Một số nền tảng thương mại điện tử có “tên tuổi lớn” kinh doanh theo mô hình C2C điển hình nhất trên thế giới phải kể đến như eBay, Etsy, Craigslist, Ali Express và Amazon Marketplace. Một số công ty thanh toán C2C bao gồm Venmo, Paypal và Zelle.

Tại Việt Nam, Shopee, Lazada và Tiki là 3 cái tên ứng dụng mô hình kinh doanh C2C mà chúng ta không thể không nhắc đến.

Trên đây là các thông tin chi tiết C2C là gì? Các nền tảng C2C phổ biến hiện nay cũng như ưu nhược điểm của C2C là gì? Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết khác đã có trên trang để tìm hiểu thêm mô hình kinh doanh C2C của Shopee và Lazada nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết này

Salework – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất

Được tin dùng bởi hơn 30.000+ doanh nghiệp và nhà bán hàng trên sàn TMĐT

Dùng thử miễn phí
Domain là gì? Các loại tên miền phổ biến hiện nay Domain là gì? Cách đăng ký domain tên miền đơn giản nhất
khởi nghiệp bán hàng online 6 bước khởi nghiệp bán hàng online cho người mới bắt đầu

Để lại bình luận về bài viết

Bài viết liên quan

SALEWORK – NỀN TẢNG CHO MỌI NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE
Stories & Articles

Tại Salework, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để mang để những sản phẩm hữu ích nhất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng và lấy sự phục vụ bạn làm niềm vinh hạnh.

CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT