Tái định vị thương hiệu là điều được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm trong bối cảnh thị trường có sức cạnh tranh cao như hiện nay. Vậy thế nào là tái định vị thương hiệu? Những lợi ích và rủi ro khi tái định vị thương hiệu như thế nào? Cùng Salework tìm hiểu ngay nhé.
Tái định vị thương hiệu là gì?
Tái định vị thương hiệu hiểu đơn giản là việc công ty sở hữu thương hiệu muốn thay đổi vị thế của mình trên thị trường để phù hợp với những yêu cầu của thị trường ở thời điểm hiện tại. Tái định vị thương hiệu thường bao gồm việc thay đổi sản phẩm, giá, cách tiếp thị và địa điểm với mong muốn tạo nên sự khác biệt độc đáo để đáp ứng nhu cầu người dùng cũng như duy trì khả năng phát triển lâu dài.
Những lợi ích khi tái định vị thương hiệu
Trong bối cảnh thị trường có nhiều thương hiệu, nhiều sản phẩm cùng phân khúc có thể đáp ứng nhu cầu thị trường khiến cho tỷ lệ cạnh tranh tăng cao thì việc tái định vị thương hiệu với doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích như:
Tăng độ nhận diện với khách hàng
Việc tái định vị giúp thương hiệu chiếm được vị trí tốt hơn, tạo được ấn tượng khác biệt hơn trong tâm trí khách hàng. Thay đổi và làm mới nhận thức về thương hiệu với khách hàng. Qua đó, giúp tạo dựng một khởi đầu mới cho thương hiệu.
Tăng mức độ cạnh tranh
Tái định vị thương hiệu có thể giúp đổi mới thương hiệu và giúp tạo sự khác biệt nổi bật cho thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Thiết lập lại thương hiệu
Thương hiệu ở thời điểm hiện tại có định vị quá yếu khiến cho việc tạo ấn tượng hay tiếp cận với khách hàng trở nên khó khăn hoặc giới hạn khả năng phát triển, lúc này, việc tái định vị sẽ giúp tạo luồng gió mới cho thương hiệu của bạn. Giúp mở rộng cơ hội phát triển hơn cho thương hiệu.
Tăng cơ hội phát triển
Tái định vị thương hiệu giúp cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng. Điều này sẽ giúp tăng khả năng phát triển thương hiệu của bạn, tăng cơ hội bán hàng và tăng lợi nhuận.
Rủi ro có thể xảy ra khi tái định vị thương hiệu
Tái định vị thương hiệu được xem là việc làm vô cùng cần thiết với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì việc này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro đòi hỏi người kinh doanh phải nghiên cứu kỹ. Việc tái định vị thương hiệu nếu không thực hiện cẩn thận sẽ gây ra rất nhiều rủi ro như:
Ngôn ngữ thể hiện không đa dạng
Trong thời đại công nghệ phát triển, để định vị thương hiệu thành công, bạn cần sử dụng ngôn ngữ thể hiện đa dạng. Không chỉ nội dung câu chữ mà còn cần chú trọng cả hình ảnh để việc tiếp cận trở nên tốt hơn và hiệu quả hơn. Nếu không thì thương hiệu của bạn sẽ rất khó tồn tại ngay cả khi đã được tái định vị.
Tách biệt với khách hàng
Việc tái định vị thương hiệu có thể gây ảnh hưởng tới tệp khách hàng cũ của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài mục tiêu tiếp cận khách hàng mới, bạn cũng cần xây dựng kế hoạch thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng cũ. Hãy tìm hiểu thật kỹ về nhu cầu và ý kiến của khách hàng, nếu không bạn sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng trung thành của mình.
Thiểu hụt ngân sách tiếp thị
Trước khi tái định vị thương hiệu, bạn cần lên kế hoạch thật kỹ cho các công việc cần làm và nguồn ngân sách dự kiến nếu không muốn lãng phí hay không kiểm soát được chi phí truyền thông. Từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn lực khiến cho quá trình tái định vị gặp nhiều khó khăn.
Một số điều cần lưu ý khi tái định vị thương hiệu
Để tái định vị thương hiệu hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý:
Hiểu được nhu cầu khách hàng
Việc tái định vị suy cho cùng là giúp tăng khả năng phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn. Và đương nhiên, để làm được điều này thì việc tìm ra nhu cầu, mong muốn của khách hàng và tập trung xây dựng chiến lược phù hợp là điều vô cùng quan trọng.
Hiểu được giá trị thương hiệu
Trước khi tái định vị thương hiệu, bạn cần hiểu rõ sứ mệnh, giá trị và điều tạo nên sự khác biệt của thương hiệu. Chỉ khi nắm vững những điều này bạn mới có thể dễ dàng xây dựng kế hoạch tái định vị thành công.
Lựa chọn chiến lược phù hợp
Hãy xem xét thật kỹ các yếu tố mục tiêu như mục tiêu thị phần, mục tiêu doanh số, mục tiêu tăng trưởng… Đồng thời tận dụng tối đa những tài sản mà thương hiệu đang có để đưa ra chiến lược phù hợp và tiết kiệm chi phí tối đa.
Cân nhắc thị trường: Phân tích kỹ đối thủ cạnh tranh là điều đặc biệt quan trọng khi bạn tái định vị thương hiệu. Điều này sẽ giúp bạn nhìn nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của họ để rút kinh nghiệm cho thương hiệu của mình và tạo sự khác biệt cho thương hiệu để dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tái định vị thương hiệu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp thương hiệu của bạn có thể phát triển thành công.
Xem thêm: