Bạn đã biết Shopee của nước nào chưa? Nhiều người nhầm tưởng rằng shopee là của Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam. Tuy nhiên đó đều là câu trả lời không chính xác. Hãy cùng Salework tìm hiểu Shopee là của nước nào và quá trình phát triển đầy thú vị của shopee trong bài viết dưới đây.
Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee của nước nào?
Shopee là một công ty công nghệ đa quốc gia của Singapore chuyên về thương mại điện tử. Tháng 2 năm 2015, Shopee ra mắt tại Singapore với tư cách là một thị trường xã hội tập trung vào thiết bị di động. Đây là nơi người dùng có thể duyệt, mua sắm và bán sản phẩm trên nền tảng online.
Shopee ra đời với ứng dụng và website mua sắm trực tuyến, cạnh tranh với các công ty thương mại điện tử khác như Coupang, Lazada, Tokopedia và AliExpress. Để tạo sự khác biệt, Shopee cung cấp bảo mật mua sắm trực tuyến thông qua dịch vụ ký quỹ của riêng mình được gọi là Shopee Đảm bảo. Điều này cho phép lưu giữ lại thông tin đơn hàng và hóa đơn thanh toán từ người bán cho đến khi người mua nhận được đơn hàng của họ.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 2019, Shopee chính thức khai trương trụ sở khu vực sáu tầng tại Công viên Khoa học Singapore. Tòa nhà mới có diện tích 244.000 feet vuông (22.700m2), lớn hơn sáu lần so với trụ sở trước đây của Shopee tại Tòa nhà Ascent.
>>Xem thêm: Tất tần tật những gì bạn cần biết về phần mềm bán hàng Shopee
Mô hình kinh doanh của Shopee
Shopee khởi đầu là một thị trường từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C) nhưng nó đã chuyển sang mô hình kết hợp giữa C2C và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C).
Shopee hợp tác với hơn 70 nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh trên khắp các thị trường mà công ty phục vụ để cung cấp hỗ trợ hậu cần cho người dùng. Tại Singapore, Shopee hợp tác với công ty khởi nghiệp hậu cần Ninja Van để nhận và giao hàng. Các đối tác giao hàng khác trong khu vực bao gồm Pos Malaysia và Pos Indonesia. Shopee cũng hợp tác với Delhivery và Ecom Express để giao hàng ở Ấn Độ trước khi thoát khỏi thị trường nội địa.
Trong giai đoạn đầu phát triển, Shopee cung cấp các khoản trợ cấp và giao hàng miễn phí cho người dùng. Đến nay chính sách này vẫn được áp dụng cùng với những điều kiện shopee đưa ra. Ví dụ như chỉ áp dụng cho đơn hàng từ XX nghìn đồng.
Thị phần Shopee của nước Singapore
Tính đến năm 2019, ứng dụng của Shopee đã đạt 200 triệu lượt tải xuống. Tổng đơn đặt hàng cũng tăng 92,7% lên 246,3 triệu trong quý 2 năm 2019. Tổng giá trị hàng hóa (GMV) cũng tăng 72,7% lên 3,8 tỷ USD trong quý 2 năm 19.
Tính đến năm 2021, Shopee được coi là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất ở Đông Nam Á với 343 triệu người truy cập hàng tháng. Đồng thời Shopee cũng phục vụ người tiêu dùng và người bán ở một số quốc gia trên khắp Đông Á (Đài Loan), Mỹ Latinh và Châu Âu (Ba Lan) những người muốn mua và bán hàng hóa của họ trực tuyến.
Đến năm 2022, Shopee trở thành sàn giao dịch thương mại điện tử mua bán hàng đầu tại 7 quốc gia: Việt Nam, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.
Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee ở Việt Nam
Tại Việt Nam, sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee chính thức ra mắt vào ngày 08/08/2016. Nhiều người thời điểm đó tò mò đặt câu hỏi, Shopee là của nước nào. Có người cho rằng Shopee là của Trung Quốc, cũng có người cho rằng Shopee là của Philipine. Thậm chí đến nay nhiều người vẫn chưa biết chính xác shopee là của nước nào.
Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh mẽ của Shopee tại Việt Nam. Tính đến tháng 09/2022, Shopee trở thành sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam với hơn 50 triệu lượt tải xuống.
Ở Việt Nam, Shopee cũng áp dụng mô hình kết hợp giữa C2C và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Nghĩa là, Shopee trở thành bên trung gian kết nối người mua với người bán và ngược lại. Doanh thu của shopee lất từ chiết khấu % doanh thu của người bán. Ví dụ như, người bán bán được một đơn hàng và có doanh thu là 100.000 đồng, thì Shopee sẽ chiết khấu 2.000 đồng. Mức chiết khấu sẽ áp dụng theo chính sách và quy định của Shopee.
Cách Shopee trở thành sàn giao dịch TMĐT hàng đầu tại Việt Nam
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, 95% người dùng sử dụng Internet qua các thiết bị di động. Trung bình, mỗi người Việt Nam sử dụng 3 giờ 18 phút để truy cập Internet qua thiết bị di động. Nắm bắt thói quen đó, shopee đã chọn ứng dụng di động là “đấu trường” chính.
Cùng với đó, Shopee lấy mô hình C2C làm nền móng đẩy mạnh B2C, phát triển mạnh mẽ mạng lưới mua bán cá nhân với cá nhân. Điều đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng mua hàng online. Đặc biệt, kể từ sau đại dịch Covid người tiêu dùng đã quá quen với việc mua hàng online.
Tiếp đến, Shopee sử dụng chiến lược truyền thông là sử dụng người nổi tiếng, phủ sóng thương hiệu của mình trên toàn quốc thông qua những cái tên nổi tiếng như: Sơn Tùng MTP, Bảo Anh, BLACKPINK, Park Hang-seo…
Cuối cùng, Shopee đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng sử dụng chiến lược truyền thông miễn phí vận chuyển. Toàn bộ những cách làm đó đã ngày càng đưa Shopee tại Việt Nam phát triển như vũ bão. Từ đó, Shopee tạo về phóng thuận lợi cho hàng triệu người bán mở rộng kinh doanh. Chiến lược hiệu quả để tăng doanh thu từ việc tối ưu sử dụng phần mềm quản lý tài chính, phần mềm chạy quảng cáo shopee…Từ đó thúc đẩy nền kinh tế, tăng thu nhập hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ những điều thú vị về câu chuyện ra đời và quá trình phát triển của Shopee. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn câu trả lời Shopee là của nước nào và hiểu hơn vì sao các web bán hàng online này đang phát triển như vũ bão ở Việt Nam.
Bài viết liên quan: