Tìm thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp là một trong những bước quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Vậy làm thế nào để thuê được một mặt bằng ưng ý. Cùng Salework tìm hiểu ngay một số kinh nghiệm quý báu trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng hợp 7 kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh cho chủ cửa hàng
1. Xác định khu vực thuê mặt bằng kinh doanh
Trước khi thuê mặt bằng kinh doanh, bạn nên tìm hiểu các khu vực kinh doanh tiềm năng. Có thể xem trên mạng hoặc tham khảo từ các đơn vị môi giới để dựa vào đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp. Hãy chú ý một số tiêu chí sau:
- Địa điểm bạn cần thuê có nằm gần trung tâm không.
- Có gần khu chung cư, trường học, văn phòng, khu vui chơi giải trí… không.
- Địa điểm có phù hợp với lĩnh vực mà bạn định kinh doanh không?
2. Xác định quy mô mặt bằng
Dựa vào số vốn và quy mô kinh doanh dự kiến, bạn hãy xác định diện tích mặt bằng cần thuê. Đó là diện tích lớn, nhỏ hay trung bình. Ngoài ra, bạn cũng cần xác định cần mặt bằng trống hay có nhiều phòng? Mặt bằng vuông vức hay có diện tích mở rộng về sau… để có thể tìm được một lựa chọn ưng ý.
3. Khảo sát trước khi thuê mặt bằng kinh doanh
Trước khi thuê mặt bằng kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần tiến hành khảo sát thực tế. Không nên chỉ nghe qua môi giới hoặc xem qua mạng bởi nó không thể phản ánh đúng thực trạng mặt bằng. Chính vì vậy, để đảm bảo chắc chắn, bạn nên đến tận nơi để khảo sát trực tiếp.
Khi khảo sát mặt bằng kinh doanh, bạn nên lưu ý:
- Chú ý đến mức độ thuận lợi của giao thông.
- Xem hướng mặt bằng có hợp mệnh, hợp phong thủy và hợp với tuổi của bạn hay không.
- Kiểm tra chất lượng mặt bằng xem có bị sụt lún, xập xệ, nứt hay dột chỗ nào không.
- Nên đi khảo sát cùng với người thân, bạn bè để họ có thể giúp bạn đưa ra những ý kiến tham khảo, đánh giá khách quan, chính xác.
4. Khảo sát lượng khách hàng thực tế
Khảo sát lượng khách hàng thực tế là một trong những việc bạn nên làm khi thuê mặt bằng kinh doanh. Đặc biệt khi cửa hàng bạn thuê là cửa hàng sang nhượng lại.
Việc khảo sát lượng khách hàng thực tế nên được diễn ra vào các khung giờ cao điểm và thấp điểm khác nhau. Bởi điều đó sẽ giúp bạn nắm được được phần nào về lượng khách, sức mua và tiềm năng thị trường. Đồng thời, có thể tìm hiểu rõ các nguyên nhân vì sao cửa hàng lại vắng khách để cân nhắc một cách cẩn thật xem có nên thuê hay không.
5. Tìm hiểu thật kỹ giá thuê
Hãy khảo sát trước về mức giá thuê mặt bằng kinh doanh chung của khu vực mà bạn định thuê. Có thể các mặt hàng có diện tích rộng sẽ có mức giá cao hơn nhưng nhìn chung, việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá cả thị trường để có thể tiến hành thỏa thuận tốt nhất với chủ nhà. Tránh tình trạng phải chịu giá cao hơn so với mặt bằng chung.
6. Đánh giá chất lượng mặt bằng
Thuê mặt bằng kinh doanh, bạn nên lưu ý tìm được một mặt bằng có vị trí đẹp hay có giá thuê hợp lý nhưng đó cũng chưa chắc đã phải lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Bởi mặt bằng cho thuê không được đảm bảo về chất lượng. Chẳng hạn như thấm dột, ẩm mốc phần tường, tưởng xập xệ… khiến cho bạn phải mất thêm chi phí để tiến hành tôn tạo, sửa chữa.
7. Xem xét thật kỹ hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
Trước khi đặt bút ký vào hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, bạn nên xem xét thật kỹ các điều khoản để tránh tình trạng bị mất trắng tiền thuê do nhiều nguyên nhân khác nhau. Như:
- Phá vỡ hợp đồng nhưng không có điều kiện bồi thường thiệt hại.
- Chủ nhà đơn phương phá bỏ hợp đồng không cho thuê.
- Cho nhiều người thuê cùng lúc – một tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tiền cọc xảy ra khá phổ biến hiện nay.
Một số kinh nghiệm xem xét hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh bạn nên lưu ý:
- Xác thực chính chủ mặt bằng cho thuê bằng cách yêu cầu họ đưa ra các giấy tờ chứng thực quyền sở hữu.
- Kiểm tra cụ thể các điều khoản cho thuê. Như thời gian thuê, thời gian, điều kiện, kết thúc hợp đồng thuê, các điều khoản ràng buộc trong quá trình thuê…
- Xác nhận tình trạng mặt bằng khi bàn giao. Ở mục này, bạn nên liệt kê thật kỹ hiện trạng và có thể làm một bản phụ lục kèm theo để tính toán chính xác chi phí tu sửa với chủ nhà. Đồng thời để tránh trường hợp phải chịu thêm chi phí từ lỗi không phải do mình gây ra.
- Quy định rõ về chi phí thuê, mức tăng chi phí thuê mỗi năm thống nhất giữa người thuê và chủ nhà.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tìm và thuê được một mặt bằng phù hợp với chi phí hợp lý.
Xem thêm:
- Top 7 phần mềm quản lý quán karaoke phổ biến hiện nay
- Top 7 phần mềm làm nét ảnh chất lượng nhất hiện nay
- Hướng dẫn mở shop quần áo trẻ em siêu chi tiết và hiệu quả
- 7 phần mềm quản lý quán nhậu hiệu quả bạn không nên bỏ qua
- 5 lỗi thường gặp khi Livestream bán hàng và cách khắc phục
- Gợi ý các mẫu menu quán cafe độc đáo, thu hút khách hàng