Founder chính là người quyết định vận mệnh của doanh nghiệp. Họ là người nắm quyền điều hành cao nhất và đưa ra ý tưởng cũng như các quyết định quan trọng trong suốt quá trình hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp. Vậy chính xác thì Founder là gì? Và Co Founder là gì?
1. Founder là gì?
Founder là một từ có nguồn gốc từ Tiếng Anh. Theo đó, Founder được hiểu là người sáng lập nên một nền tảng nào đó. Founder trong kinh doanh được hiểu là người thành lập nên doanh nghiệp tư nhân. Lúc này Founder chính là một doanh nhân. Tuy vậy không phải doanh nhân nào cũng là một Founder. Vì sao?
Vì Founder là chủ công ty tư nhân, họ phải chịu rủi ro để thành lập công ty. Họ là người phải nỗ lực tích cực để xây dựng và vận hành doanh nghiệp. Là một Founder, bạn phải là người nắm rõ nhất về mọi hoạt động của công ty và phải rất kiên trì để có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn trong suốt quá trình khởi nghiệp.
Đến đây bạn đã nắm được khái niệm Founder là gì? Cùng Salework tìm hiểu tiếp khái niệm Co Founder là gì trong phần tiếp theo dưới đây nhé.
2. Co Founder là gì?
Founder là nhà sáng lập nền tảng hoặc doanh nghiệp nào đó, vậy Co Founder là gì?
Co Founder cũng là một từ có nguồn gốc từ tiếng Anh. Từ này có nghĩa là người đồng sáng lập. Co Founder trong kinh doanh được hiểu là người có cảm hứng với một ý tưởng khởi nghiệp nào đó từ một startup. Cụ thể hơn là Founder.
Co-founder cũng sẽ tham gia tích cực trong các hoạt động biến ý tưởng thành hiện thực. Họ sẽ là người hỗ trợ hoàn thiện thêm cho ý tưởng startup, hỗ trợ Founder và giúp họ điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
3. Phân biệt giữa Founder và Co Founder
Thông qua khái niệm, Founder là gì và Co Founder là gì hẳn là bạn cũng đã phân biệt được sự khác biệt lớn nhất giữa Founder và Co-founder. Trong doanh nghiệp, chúng ta có thể phân biệt Founder và Co Founder thông qua vai trò của họ:
Founder chính là người chịu trách nhiệm lớn hơn trong quá trình xây dựng và vận hành doanh nghiệp. Founder là người quyết định thực hiện hóa ý tưởng nào và phương pháp để hiện thực hóa được ý tưởng đó. Founder sẽ lựa chọn sản phẩm chủ chốt mà doanh nghiệp nên tập trung đẩy mạnh sản xuất hoặc thương mại.
Thêm vào đó, Founder sẽ là người đứng ra kêu gọi đầu tư cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Co-Founder sẽ giữ vai trò là người tham mưu. Co Founder sẽ dùng chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực cá nhân để đưa ra những ý kiến, kế hoạch có lợi cho doanh nghiệp.
Tuy rằng Co Founder không có quyền quyết định cao như Founder nhưng tầm quan trọng của Founder và Co Founder trong doanh nghiệp có thể là tương đương nhau. Vì Co Founder sẽ là người bổ khuyết cho Founder, giúp kế hoạch startup phát triển trơn tru hơn.
4. Những điều bạn nên làm để trở thành Founder lý tưởng
Nếu bạn muốn trở thành Founder tài ba, bạn cần phải có nhiều tố chất của startup. Bên cạnh đó, bạn phải có sự kiên trì rèn luyện thêm. Dưới đây là một số việc bạn nên làm để chuẩn bị cho quá trình trở thành một Founder thành công.
Trải nghiệm làm việc hoặc thực tập tại các công ty Startup
Đây là điều quan trọng nhất bạn nên làm. Bởi lẽ, các công ty startup trong giai đoạn đầu hoạt động có rất nhiều sự khác biệt so với các công ty lớn. Nếu bạn tham gia làm việc hoặc thực tập trong giai đoạn này bạn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thực tiễn từ khó khăn, cơ hội đến cách xử lý công việc của một Founder. Điều này giúp bạn có thêm kinh nghiệm để trở thành Founder thành công.
Học hỏi từ những cố vấn
Cố vấn là những người có kinh nghiệm thực tiễn, họ có thể là các chuyên gia trong ngành hoặc giáo sư tại các trường đại học, doanh nhân thành đạt,… Họ chính là những người đưa ra những ý kiến tuyệt vời, hỗ trợ các startup thành công. Nếu bạn có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các vị cố vấn hãy chớp lấy thời cơ và không ngừng học hỏi từ họ.
Tham gia các lớp học Doanh nhân
Founder không phải là người làm tất cả. Tuy vậy, để trở thành founder thành công bạn phải biết đánh giá thị trường tiềm năng, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý rủi ro,… Bạn có thể trau dồi các kỹ năng quản lý này thông qua các lớp học doanh nhân. Hơn nữa, tham gia lớp học doanh nhân còn là cơ hội để bạn kết giao quan hệ. Từ đây, bạn có thể tìm thấy các Co-founder có chung chí hướng, những người có thể hỗ trợ bạn khởi nghiệp thành công.
Tham dự sự kiện khởi nghiệp
Khi tham dự các sự kiện khởi nghiệp là bạn đã tham gia vào mạng lưới giúp bạn kết giao với những người cùng chí hướng. Khi đến các sự kiện, bạn hãy quan sát và tập trung vào một vài cuộc trò chuyện ý nghĩa. Điều này sẽ giúp bạn học hỏi được không ít kinh nghiệm từ các founder khác.
Bạn nên lưu ý chú trọng vào chất lượng các cuộc trò chuyện hơn là số lượng các cuộc trò chuyện và số người bạn có thể trò chuyện trong sự kiện khởi nghiệp.
Thường xuyên theo dõi tin tức
Khi bạn thường xuyên theo dõi tin tức thị trường, tin tức trên các trang báo chuyên về doanh nghiệp, tin tức thời sự,… Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được xu hướng thị trường. Đây là cơ hội để bạn tìm ra lối đi cho dự án của mình.
Trên đây Salework vừa chia sẻ cho bạn về Founder là gì? Co Founder là gì? Để trở thành Founder bạn phải là người có tư duy khác biệt và bạn phải sẵn sàng trải qua rất nhiều khó khăn thử thách để tiến đến thành công.
Và việc quan trọng hàng đầu mà Founder cần nên làm là tìm cho mình những Co-founder sẵn sàng đồng hành xuyên suốt quá trình startup với bạn.
Có thể bạn quan tâm: