Quản lý cửa hàng là một vị trí quan trọng trong bất kỳ cửa hàng nào. Vậy quản lý cửa hàng là gì và những công việc mà người quản lý cần làm? Hãy cùng Salework tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Quản lý cửa hàng là gì?

Quản lý cửa hàng

Quản lý cửa hàng là gì?

Quản lý cửa hàng là một vị trí rất quan trọng và không thể thiếu trong mọi cửa hàng, đứng đầu bộ phần bán hàng tại các cửa hàng. Công việc của người quản lý cửa hàng là trực tiếp giám sát và thúc đẩy đội ngũ nhân viên bán hàng, quản lý hàng hóa, quản lý khách hàng và quản lý doanh thu.

Cụ thể, quản lý sẽ đưa ra mục tiêu về doanh số rồi lên kế hoạch triển khai và thúc đẩy nhân viên hoàn thành mục tiêu đề ra. Cửa hàng trưởng là người đứng ra chịu trách nhiệm cho các tình huống phát sinh trong quá trình cửa hàng hoạt động.

Công việc quản lý cửa hàng gồm những gì?

Mọi công việc của người quản lý thực hiện đều cần hướng đến những mục tiêu đã đề ra về doanh thu, doanh số của cửa hàng và đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng. Dưới đây là những công việc của người quản lý để đạt được mục tiêu đã nói ở trên:

Quản lý đội ngũ nhân viên

Một cửa hàng ổn định sẽ cần các bộ phận nhỏ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Do đó, người quản lý của của hàng sẽ chịu trách nhiệm xem xét và điều phối nhân viên sao cho phù hợp. Công việc của người cửa hàng trưởng bao gồm: sắp xếp ca làm việc, phân bố vị trí, kiểm tra và đánh giá thái độ và kỹ năng của nhân viên…

Tổ chức các cuộc họp định kỳ theo tuần và tháng để báo cáo tình hình công việc, xử lý kịp thời các vấn đề còn tồn đọng. Thông qua việc theo dõi nhân viên trong quá trình làm việc, từ đó đào tạo nâng cao năng lực của nhân viên hoặc đề bạt lương thưởng cho các vị trí trong cửa hàng.

Hướng dẫn về kỹ năng và quy trình làm việc cho nhân viên

Quản lý cửa hàng

Quản lý hướng dẫn về kỹ năng và quy trình làm việc cho nhân viên

Các cửa thường đặt ra yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho người quản lý. Đây là những yếu tố nền tảng mà người quản lý có được sau nhiều năm làm việc. Từ những kỹ năng này, người quản lý tiếp tục hướng dẫn và đào tạo cho đội ngũ nhân viên. Đội ngũ nhân viên chỉn chu, chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình thì khách hàng mới tin tưởng và cửa hàng của bạn hơn.

Giám sát và quản lý quy trình bán hàng

Công việc giám sát và quản lý quy trình bán hàng của người quản lý cửa hàng bao gồm:

  • Theo dõi doanh số và doanh thu bán hàng hàng ngày, tuần, tháng
  • Đánh giá sản phẩm/dịch vụ nào bán chạy hoặc còn tồn kho nhiều để đưa ra phương án xử lý hợp lý
  • Đưa ra phương án cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ
  • Lên kế hoạch thúc đẩy doanh số cho sản phẩm theo tuần, tháng
  • Giám sát và chỉ đạo khâu trưng bày hàng hóa để phù hợp và kích thích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng

Quản lý cửa hàng

Quản lý trực tiếp của hàng bao gồm nhiều đầu mục công việc khác nhau như:

  • Báo cáo kết quả kinh doanh theo ngày, tuần, tháng, quý và năm
  • Báo cáo hàng tồn kho, hàng hóa hỏng, lỗi
  • Kiểm soát số lượng hàng hóa, tài sản của cửa hàng để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách
  • Đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ cho cửa hàng
  • Đảm bảo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Phối hợp với các bộ phận liên quan để phát triển tổng thể doanh nghiệp

Quản lý cửa hàng

Phối hợp với các bộ phận liên quan để phát triển tổng thể doanh nghiệp

Quản lý cửa hàng cần phải phối hợp với các phòng ban và bộ phận liên quan để tăng hiệu quả công việc. Một số công việc mà người quản lý cần phải hợp tác với phòng ban khác như hỗ trợ tuyển dụng, cập nhật thông tin, nghiên cứu thị trường,,,Mọi sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển tổng thể của doanh nghiệp.

Phân tích, nghiên cứu thị trường và khảo sát khách hàng

Quản lý cửa hàng luôn là người nắm rõ các thông tin về ngành hàng, về thị trường. Để làm được điều đó, người quản lý cần phải thực hiện các công việc sau:

  • Hiểu được nhu cầu của khách hàng
  • Phân khúc khách hàng và đưa ra các chiến lược cho từng phân khúc
  • Nghiên cứu và theo dõi đối thủ cạnh tranh
  • Cập nhật xu hướng ngành hàng
  • Tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ

Lập báo cáo và xây dựng kế hoạch bán hàng

Lập báo cáo và xây dựng kế hoạch bán hàng và gửi chúng cho chủ cửa hàng. Báo cáo kết quả bao gồm: Báo cáo về doanh số, doanh thu, hàng tồn kho, tình hình tiêu thụ từng sản phẩm. Từ kết quả đó, xây dựng kế hoạch bán hàng nhằm thúc đẩy doanh số và giải quyết hàng tồn kho.

Quản lý lương bổng và các chính sách liên quan đến nhân sự

Tùy vào vị trí và năng lực, mỗi nhân viên sẽ có mức lương thưởng khác nhau. Quản lý cửa hàng cần theo dõi, giám sát và kiểm tra từng vị trí, từ đó chấm công để lập bảng lương thưởng. Cửa hàng trưởng có thể đề xuất các chính sách khen thưởng để tạo động lực cho những nhân viên có thái độ tốt trong quá trình làm việc.

Giải quyết vấn đề của khách hàng

Trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ không tránh khỏi việc phát sinh từ khách hàng, lúc này sự hài lòng của khách hàng được đặt lên hàng đầu. Do đó, khi có sự khiếu nại hay sự cố từ phía khách hàng người quản lý sẽ thay mặt chủ cửa hàng đứng ra xử lý tốt các tình huống đó.

Trên đây là thông tin về quản lý cửa hàng và những công việc mà người quản lý cửa hàng cần làm. Hy vọng sau bài viết này bạn có thêm thông tin về quản lý cửa hàng để áp dụng vào cửa hàng của mình nhé. Liên hệ với Salework để được tư vấn chi tiết nhé.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết này

Salework – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất

Được tin dùng bởi hơn 30.000+ doanh nghiệp và nhà bán hàng trên sàn TMĐT

Dùng thử miễn phí
Cách mua hàng trên Taobao bằng tiếng Việt dễ dàng nhất Chi tiết cách mua hàng trên Taobao về Việt Nam dễ dàng
3 phần mềm quản lý data khách hàng tốt nhất 2023 3 phần mềm quản lý data khách hàng tốt nhất 2024

Để lại bình luận về bài viết

Bài viết liên quan

SALEWORK – NỀN TẢNG CHO MỌI NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE
Stories & Articles

Tại Salework, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để mang để những sản phẩm hữu ích nhất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng và lấy sự phục vụ bạn làm niềm vinh hạnh.

CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT