Từ nhu cầu gia tăng đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, năm 2022 có thể nói là một năm khó khăn với ngành FnB. Tuy nhiên cũng nhờ những thách thức này đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ngành FnB trở nên nhanh hơn bao giờ hết.
Bối cảnh chuyển đổi số ngành FnB
Theo báo cáo của Inside Retail Asia về Triển vọng ngành Bán lẻ Châu Á 2022, những thách thức nổi bật nhất đối với các nhà bán lẻ hiện nay bao gồm: tác động của Covid (80.30%), gián đoạn và các vấn đề về chuỗi cung ứng (42.42%), niềm tin của người tiêu dùng (37.88%) và thiếu hụt du lịch xuyên biên giới (37.88%).
Do đó nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh các mối quan hệ đối tác cũng như áp dụng các mô hình, hình thức chuyển đổi số ngành FnB. Cùng Salework điểm qua 5 xu hướng chuyển đổi số ngành FnB năm 2023 dưới đây.
5 xu hướng chuyển đổi số ngành FnB năm 2023
1. Ứng dụng công nghệ xây dựng chiến lược kinh doanh
Không có gì ngạc nhiên khi đại dịch Covid đã đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ trong các ngành bán lẻ và thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số ngành FnB. Công nghệ không còn là yếu tố “nên có” mà thay vào đó là “bắt buộc” và cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp.
Nhờ các công nghệ mới mà ngành bán lẻ cũng như F&B gần đây đã chứng kiến một số thay đổi đáng kể. Trong khi các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phân tích dữ liệu và tăng hiệu quả thì các công cụ như thực tế ảo và thực tế tăng cường có thể giúp cải thiện trải nghiệm người dùng.
2. Tự động hóa các công việc nội bộ
Xu hướng chuyển đổi số ngành FnB tiếp theo là tự động hóa các công việc diễn ra ở “hậu trường” như lên lịch trình và bố trí nhân sự để giảm bớt quy trình và vai trò của con người.
Các hệ thống tự động, bao gồm cả hệ thống ERP, giúp loại bỏ các khó khăn trong công việc. Các nền tảng dựa trên đám mây này có thể tự động hóa nhiều tác vụ quản trị và vận hành, bao gồm các hoạt động bảo trì và an toàn thực phẩm.
Một số doanh nghiệp đã tiến thêm một bước khi triển khai các hệ thống đặt hàng trực tuyến để bỏ qua các khoản phí cho bên thế 3. Nhiều hệ thống trong số này bao gồm các công cụ khác như tự động hóa marketing, chức năng khách hàng thân thiết và phân tích dữ liệu để thúc đẩy các đề xuất đặt hàng được cá nhân hóa.
3. Dự đoán tốt hơn nhờ AI
Nhu cầu và sản xuất thường đi đôi với nhau. Với một công ty F&B, để tối ưu hóa hoạt động kho bãi, trước tiên họ cần phải biết mình cần bao nhiêu và loại sản phẩm nào dựa trên nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Thay vì dựa vào các báo cáo và dự báo “thủ công”, các công ty có thể tận dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để dự đoán những gì mà người mua có thể làm gì tiếp theo.
Với xu hướng chuyển đổi số ngành FnB này, các phần mềm AI có thể cung cấp, tạo các dự báo, theo dõi nhu cầu và đặt hàng nguồn cung ứng phù hợp. Điều này giúp tiết kiệm tiền bạc và thời gian, đồng thời hạn chế tình trạng vượt mức.
Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp, thương hiệu F&B đang chuyển sang hệ thống quản lý hàng tồn kho. Hệ thống này có thể giúp họ:
- Dự đoán thời gian đặt hàng tối ưu.
- Giảm chi phí thực phẩm.
- Đảm bảo dòng sản phẩm ổn định.
- Giảm thiểu rủi ro của các vấn đề quan trọng như thặng dư và chậm trễ.
>> Xem thêm: 8 cách giúp nhà bán hàng tăng doanh số từ khách hàng cũ
4. Mở rộng quy mô hoạt động hiệu quả & minh bạch
Xây dựng kế hoạch để giải quyết hiệu quả hoạt động và tính minh bạch giúp gia tăng đáng kể hoạt động kinh doanh. Xu hướng chuyển đổi số ngành FnB giúp doanh nghiệp và thương hiệu tăng lợi nhuận đồng thời giảm chi phí, tạo ra lợi tức đầu tư thuận lợi, để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.
Các công cụ, phần mềm kỹ thuật số được thiết kế cho phép người dùng (cụ thể là doanh nghiệp, thương hiệu) thu thập dữ liệu tại nhiều địa điểm bán hàng (POS) và sử dụng thông tin chi tiết để hướng dẫn các hoạt động hàng ngày thông qua dữ liệu và báo cáo theo thời gian thực.
5. Đáp ứng các yêu cầu cao hơn từ phía người dùng
Thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể kể từ sau đại dịch Covid 19. Cụ thể các hình thức mua sắm kết hợp hiện đang được ưa chuộng hơn cả. Các hình thức này bao gồm cả việc mở rộng trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng trên một số “điểm chạm khách hàng” kỹ thuật số, vật lý và di động.
Thay vì chỉ mua hàng dựa trên giá cả, sự đa dạng và sự tiện lợi, người tiêu dùng cũng lựa chọn thương hiệu dựa trên mức độ phù hợp của các thương hiệu đó với các giá trị của họ. Do đó đây cũng là một trong những xu hướng chuyển đổi số ngành fnb “bắt buộc” phải có.
Tính bền vững cũng là một khía cạnh quan trọng của việc ra quyết định khi mua hàng. Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm thông tin về yếu tố làm cho sản phẩm bền vững, nguồn gốc, cách sản xuất cũng như cách tái sử dụng hoặc tái chế sản phẩm.
Họ mong muốn có thêm thông tin để hỗ trợ họ đưa ra lựa chọn tốt hơn, tích cực tham gia vào trải nghiệm mua hàng và tương tác với các thương hiệu.
Trên đây là 5 xu hướng chuyển đổi số ngành FnB được dự đoán sẽ là xu hướng phổ biến trong năm 2023. Ngoài những xu hướng chuyển đổi số ngành FnB ở trên, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết khác đã có trên Salework để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác nhé.
Có thể bạn quan tâm: