Starbucks đã trở thành thương hiệu mang tính biểu tượng toàn cầu được biết đến với các sản phẩm cà phê chất lượng và dịch vụ khách hàng đặc biệt. Có thể nói thành công mà Starbucks có được chủ yếu là nhờ các chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả. Cùng Salework tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Lịch sử hình thành của Starbucks

Starbucks được thành lập bởi Jerry Baldwin, Gordon Bowker và Zev Siegal vào năm 1971 và ban đầu chỉ là một cửa hàng ở Chợ Pike Place của Seattle. Cái tên Starbucks được lấy từ tên một nhân vật trong tiểu thuyết Moby Dick của Herman Melville.

Starbucks đã trở thành thương hiệu mang tính biểu tượng toàn cầu

Starbucks đã trở thành thương hiệu mang tính biểu tượng toàn cầu

Với sứ mệnh truyền cảm hứng cho “một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm”, Starbucks không chỉ thay đổi cách uống cà phê tại Mỹ mà còn từng bước giới thiệu văn hóa cà phê phương Tây đến nhiều quốc gia, địa điểm trên thế giới.

Tính đến năm 2020, có 33.833 cửa hàng Starbucks trên toàn thế giới, phục vụ cho hơn 100 triệu khách hàng. Yếu tố quan trọng góp phần cho thành công lớn này là nhờ các chiến lược kinh doanh của Starbucks và khả năng thích ứng với từng thị trường.

2. Yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Starbucks

Giống như hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp lâu đời khác, tất cả các chiến lược, bao gồm cả chiến lược kinh doanh của Starbucks cũng như các nguyên tắc và thực tiễn về lãnh đạo, tổ chức của công ty đều được xây dựng dựa trên sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.

Sứ mệnh và tầm nhìn này dựa trên mục tiêu duy trì vị thế là một trong những thương hiệu được công nhận và tôn trọng nhất trên thế giới. Để đạt được điều này, Starbucks đã xác định ba mục tiêu tích cực là lợi nhuận, con người và hành tinh.

Trong đó với mục tiêu tích cực về mặt lợi nhuận, công ty tập trung vào trọng tâm và kỷ luật để mang lại doanh thu và tăng trưởng nhất quán. Với mục tiêu tích cực về mặt con người, Starbucks tiếp cận các bên liên quan để cải thiện chuỗi giá trị của mình bằng cách xây dựng một môi trường dành riêng cho nhân viên, nhà cung cấp và cộng đồng của công ty.

Mặt khác, mục tiêu tích cực cho hành tinh với trọng tâm là trách nhiệm với xã hội và đây cũng là triết lý đăng sau chiến lược kinh doanh của Starbucks. Công ty mong muốn các hoạt động kinh doanh của mình tác động tối thiểu và thậm chí là không ảnh hưởng đến môi trường trong khi vẫn đảm bảo việc bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách.

Các yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Starbucks

Các yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Starbucks

Trụ cột chính trong chiến lược kinh doanh của Starbucks là các sản phẩm chất lượng cao. Starbucks luôn mang đến những ly cà phê chất lượng cho khách hàng của mình, nhờ đó công ty đã xây dựng được lượng khách hàng trung thành và dần phủ sóng thương hiệu toàn cầu.

Bên cạnh đó, Starbucks cũng tập trung vào việc mở rộng toàn cầu để tăng trưởng doanh thu. Thị trường lớn nhất của công ty là Châu Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Công ty đang nỗ lực mở rộng thị trường bằng cách tăng thêm số lượng cửa hàng tại các thị trường đã phát triển và đang phát triển nhanh.

Văn hóa khác biệt cũng là một trong những thế mạnh chính và là trụ cột chính trong mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh của Starbucks. Theo Starbucks, khách hàng và dịch vụ khách hàng là yếu tố cốt lõi trong văn hóa của họ và điều đó thể hiện rõ ràng khi khách hàng bước vào một trong các cửa hàng của họ.

3. Chiến lược kinh doanh của Starbucks

Chiến lược kinh doanh của Starbucks gắn liền với việc cung cấp cho khách hàng trải nghiệm Starbucks, hay nói cách khác là trải nghiệm ở “nơi thứ 3” khi không ở nơi làm việc và ở nhà, nơi mọi người có thể dành thời gian với bạn bè hoặc một mình thưởng thức cà phê, đồ uống và những sản phẩm chất lượng cao. Hiện tại, công ty đang tiếp tục chiến lược mở rộng kinh doanh quốc tế, đặc biệt tập trung vào phân khúc thị trường Trung Quốc và Châu Á Thái Bình Dương.

Chiến lược kinh doanh của Starbucks gắn liền với việc cung cấp cho khách hàng trải nghiệm Starbucks

Chiến lược kinh doanh của Starbucks gắn liền với việc cung cấp cho khách hàng trải nghiệm Starbucks

Starbucks được công nhận là công ty dẫn đầu trong ngành về khai thác công nghệ thông tin và phát triển công nghệ. Công ty đã điều chỉnh các ứng dụng dành cho thiết bị di động để quảng bá thương hiệu và bán sản phẩm sớm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Ứng dụng Starbucks cung cấp nhiều tính năng như định vị cửa hàng, thông tin dựa trên dinh dưỡng và chương trình Starbucks Rewards. Sáng kiến ” MyStarbucks Signature” cho phép khách hàng ” tạo ra đồ uống đặc trưng của riêng họ (cà phê nóng hoặc lạnh), đặt tên cho đồ uống và chia sẻ hương vị mới với cộng đồng”.

Song song với đó, chuỗi cà phê toàn cầu cũng tồn tại một vài điểm yếu như phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ, các sản phẩm có giá khá đắt và sự cố gây tổn hại đến hình ảnh thương hiệu do trong vài năm qua. Hơn nữa, doanh thu của Starbucks chủ yếu phụ thuộc vào giá hạt cà phê Arabica và các sản phẩm cũng như lợi thế cạnh tranh của công ty có thể dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh “bắt chước”.

Trên đây là phần tổng quan ngắn gọn về chiến lược kinh doanh của Starbucks. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết đã có trên Salework để tìm hiểu thêm chiến lược kinh doanh thành công của các thương hiệu tiềm năng khác nhé.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Salework – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất

Được tin dùng bởi hơn 30.000+ doanh nghiệp và nhà bán hàng trên sàn TMĐT

Dùng thử miễn phí
Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa giúp bạn bỏ ít vốn lời nhiều Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa giúp bạn bỏ ít vốn lời nhiều
Lofita Cafe- Quán cafe đẹp dành cho các cặp đôi hẹn hò ở Hà Nội 10+ quán cà phê view đẹp ở Hà Nội xứng đáng checkin

Để lại bình luận về bài viết

Bài viết liên quan

SALEWORK – NỀN TẢNG CHO MỌI NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE
Stories & Articles

Tại Salework, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để mang để những sản phẩm hữu ích nhất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng và lấy sự phục vụ bạn làm niềm vinh hạnh.

CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT